Chevrolet Captiva ra mắt để “dò” giá?

Trí Dũng
Chevrolet Captiva thế hệ mới vừa được tung ra thị trường đang tạo sự tò mò cho người tiêu dùng khi giá bán vẫn còn… bí mật.
Với lần ra mắt này, GM Việt Nam đang đặt rất nhiều kỳ vọng khi tiến hành cải tiến cho Captiva.
Với lần ra mắt này, GM Việt Nam đang đặt rất nhiều kỳ vọng khi tiến hành cải tiến cho Captiva.
Với vài chi tiết cải tiến đáng kể, mẫu xe Chevrolet Captiva thế hệ mới vừa được GM Việt Nam tung ra thị trường đang tạo sự tò mò cho người tiêu dùng khi giá bán vẫn còn… bí mật.

Ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10/2006, mẫu SUV này đã từng một thời làm mưa làm gió trên thị trường ôtô Việt Nam. Có những thời điểm, sản lượng bán hàng của Chevrolet Captiva vượt qua cả “bom tấn” Toyota Innova. Nhưng không lâu sau đó, tiếng tăm của Captiva dần chìm xuống. Tính đến trước thời điểm phiên bản mới được giới thiệu, mức sản lượng bán hàng 9 tháng 2011 của Captiva chỉ đạt vẻn vẹn 220 chiếc.

Với lần ra mắt này, GM Việt Nam đang đặt rất nhiều kỳ vọng khi tiến hành cải tiến cho Captiva. Tổng giám đốc GM Việt Nam, ông Gaurav Gupta, cho biết những cải tiến trên Captiva mới hầu hết đều xuất phát từ những phản hồi của khách hàng. Vì vậy, phiên bản mới hẳn nhiên sẽ làm hài lòng người tiêu dùng hơn.

Một trong những chi tiết gây ấn tượng với người tiêu dùng nhất chính là sức mạnh động cơ đã được nâng lên đáng kể. Ở các phiên bản trước, dưới nắp ca-pô của mẫu SUV 7 chỗ chỉ là động cơ dung tích 2.0 lít. Còn ở phiên bản mới, GM đã đưa vào động cơ DOHC Ecotec 2.4 lít. Động cơ này có thể sản sinh công suất cực đại 167,5 mã lực tại 5.600 vòng/phút, tăng 19% sức mạnh so với động cơ của thế hệ trước. Ở thị trường châu Âu, Captiva thế hệ mới có đến 4 lựa chọn động cơ gồm diesel 2.2 lít turbo, 2 động cơ xăng 2.4 lít và 1 động cơ xăng 3.0 lít V6. Hộp số trang bị cho Captiva 2011 là loại sàn và tự động 6 cấp.

Nội thất của Captiva 2011 cũng có một số điểm mới đáng chú ý. Có thể kể đến như chức năng đèn chào đón, phanh dừng (phanh tay) điện tử, máy nghe nhạc CD MP3 tích hợp màn hình dẫn hướng 7 inch, bảng điều khiển trung tâm và chỗ dựa tay hàng sau, các giá để cốc trước và sau, hộc để đồ ở cửa trước và sau…

Các trang bị an toàn ở Captiva gồm 2 túi khí phía trước, dây an toàn kép có tính năng tự điều chỉnh cho vừa với tầm vóc người ngồi, ghế ngồi giữa hàng thứ hai được trang bị các điểm khớp nối để lắp ghế ngồi của trẻ em vào một cách dễ dàng, hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Ngoài ra, Captiva có hệ thống treo tự cân bằng tải trọng phía sau và hệ thống chống trộm khi rời khỏi xe.

Với một số cải tiến kể trên, Captiva đã có một bước tiến đáng kể so với… chính mình. Về giá bán, đại diện GM Việt Nam chỉ úp mở rằng sẽ rất cạnh tranh mà không đưa ra mức chi tiết. Tham khảo trên các diễn đàn ôtô Việt Nam, đa số người tiêu dùng nhận định nếu mức giá của Captiva thế hệ mới dưới 700 triệu đồng sẽ tạo được sức cạnh tranh tốt so với các đối thủ.

Tin mới

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu sinh năm 1966 ở huyện Wuwei, tỉnh An Huy, trong một gia đình nông dân nghèo. Khi còn học trung học, ông được anh trai và chị gái chăm sóc vì cả cha và mẹ qua đời. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vươn lên vượt khó của Wang Chuanfu đã giúp tỷ phú này đạt được thành công không tưởng.
Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.