Chính phủ Nhật báo động về các khoản tín dụng thuế EV của Mỹ

Khôi Nguyên
Nhật Bản cuối tuần qua đã đưa ra quan điểm lo ngại kéo dài nhiều tháng được chia sẻ bởi chính phủ và nhóm vận động hành lang ô tô của nước về việc các khoản tín dụng thuế xe điện trong Đạo luật Giảm lạm phát mới được Mỹ thông qua gần đây khiến các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản gặp bất lợi tại thị trường Bắc Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo vào thứ Bảy (5/11) rằng các khoản tín dụng thuế xe điện mới ở Mỹ cuối cùng có thể ngăn cản đầu tư hơn nữa của người Nhật ở đó và ảnh hưởng đến việc làm trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.  
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo vào thứ Bảy (5/11) rằng các khoản tín dụng thuế xe điện mới ở Mỹ cuối cùng có thể ngăn cản đầu tư hơn nữa của người Nhật ở đó và ảnh hưởng đến việc làm trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.  

Trong một bình luận được gửi tới Bộ Tài chính Mỹ, chính phủ Nhật đã nêu ra một số lo ngại về các khoản tín dụng thuế trong Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), được thiết kế để xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn khi Mỹ hướng tới việc giảm tiếp xúc với Trung Quốc.

Chính phủ Nhật Bản cho biết các yêu cầu để đủ điều kiện nhận tín dụng thuế “không nhất quán” với chính sách chung giữa chính phủ Nhật Bản và Mỹ nhằm xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt bằng cách làm việc với các đồng minh và đối tác.

Chính phủ Nhật cho hay: “Có thể các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ngần ngại đầu tư thêm vào điện khí hóa các phương tiện giao thông. Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến việc mở rộng đầu tư và việc làm ở Mỹ”.

Nhật Bản cùng với Hàn Quốc và các nước châu Âu đã bày tỏ quan ngại về Đạo luật IRA của Mỹ. Hôm thứ Sáu (4/11), Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết cơ quan này đang tìm kiếm thời gian gia hạn 3 năm theo luật để cho phép các nhà sản xuất ô tô của mình tiếp tục nhận được các ưu đãi dành cho xe điện ở Mỹ.

Theo luật, các quy tắc quản lý khoản tín dụng thuế EV 7.500 USD hiện tại nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua xe sẽ được thay thế bằng các biện pháp khuyến khích nhằm đưa nhiều sản xuất pin và xe điện hơn vào Mỹ. Các yêu cầu về nội dung trong nước sẽ tăng lên trong sáu năm tới.

 

Các hạn chế mới đối với nguồn cung cấp pin và khoáng sản quan trọng, cùng với giới hạn giá và giới hạn thu nhập, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, điều này có khả năng khiến tất cả các xe điện hiện tại không đủ điều kiện nhận toàn bộ tín dụng 7.500 USD.

Bộ Tài chính Mỹ và Sở Thuế vụ bắt đầu lấy ý kiến ​​công chúng về luật mới vào tháng trước.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng những hạn chế về phạm vi phương tiện được hưởng lợi từ tín dụng thuế EV sẽ thu hẹp các lựa chọn có sẵn cho người tiêu dùng Mỹ với chi phí hợp lý và có thể cản trở nỗ lực đạt được các mục tiêu về khí hậu của chính quyền Biden.

Bộ trưởng Công nghiệp Yasutoshi Nishimura đã đề cập đến những lo ngại về luật với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tại một cuộc họp ở Los Angles vào tháng 9. Tờ Nikkei đưa tin ông Nishimura nói với người đồng cấp Mỹ của mình tại cuộc họp rằng luật có thể vi phạm luật quốc tế.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, một cơ quan vận động hành lang ô tô lớn của Nhật Bản, vào tháng 8 cũng nói về việc họ lo ngại về luật và sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến.

Ngay cả một số nhà sản xuất ô tô của Mỹ cũng bày tỏ sự e ngại về một số khía cạnh của luật.

Ford Motor Co. cho hay, Bộ Tài chính Mỹ nên hạn chế định nghĩa về “thực thể nước ngoài cần quan tâm” để đảm bảo nhiều xe điện hơn có thể đủ điều kiện nhận tín dụng thuế tiêu dùng lên tới 7.500 USD.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.