“Đang kiểm tra việc Toyota Việt Nam bỏ quên động cơ”
Quan điểm của Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc Toyota Việt Nam lắp động cơ bị “bỏ quên”
Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, ông Đỗ Hữu Đức, vừa có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh việc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV) lắp động cơ bị “bỏ quên”.
>>Tổng giám đốc Toyota Việt Nam nói về vụ lắp động cơ gỉ / Toyota Việt Nam sẽ “mổ” công khai động cơ bị “bỏ quên” / Toyota Việt Nam sử dụng động cơ bị gỉ sét
Thưa ông, hiện quá trình làm việc giữa Cục Đăng kiểm với TMV về sự việc công ty này lắp 95 động cơ bị “bỏ quên” hai năm tại cảng Hải Phòng rồi bán cho khách hàng đã cho kết quả gì?
Theo yêu cầu của Cục Đăng kiểm, ngày 10/7, TMV đã gửi chúng tôi văn bản báo cáp về một số vấn đề có liên quan tới việc sử dụng 95 động cơ bị để quên 2 năm tại cảng Hải Phòng để lắp xe Innova và Hiace.
Tiếp theo, chúng tôi cũng đã yêu cầu TMV chuyển danh sách chi tiết 95 động cơ đã được lắp ráp để bán cho khách hàng. TMV đã gửi bản danh sách này và hiện chúng tôi đang tiến hành kiểm tra, xem xét lại một số vấn đề có liên quan.
Khi trả lời phỏng vấn của báo giới, Tổng giám đốc TMV, ông Nobuhiko Murakami có nói rằng về cơ bản các thiết bị cơ khí - như động cơ ôtô - không có giới hạn về thời gian lưu kho. Vậy thực tế vấn đề thời hạn lưu kho đối với động cơ ôtô là như thế nào, thưa ông?
Theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam cũng như quốc tế mà chúng tôi có được thì không có quy chuẩn, tiêu chuẩn nào quy định thời hạn lưu kho cho phép tối đa đối với động cơ sử dụng để lắp xe ôtô. Theo báo cáo của TMV thì trong hệ thống Toyota toàn cầu cũng không có quy định này.
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm ở đây là việc TMV đã không thông báo cho khách hàng về tình trạng động cơ tồn. Đây rõ ràng là một việc làm bất bình thường. Được biết về chính sách chung của Toyota thì khi bán những xe để tồn quá lâu đều phải thông báo cho khách hàng về tình trạng xe bị tồn, mà ở đây, động cơ lại là một bộ phận rất quan trọng trong xe.
Việc không thông báo về tình trạng động cơ khi bán xe là một một thiếu sót lớn của TMV đối với khách hàng.
Hiện việc giám sát chất lượng ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đang được thực hiện như thế nào?
Công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ôtô đang được thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 34/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đó, hình thức giám sát việc kiểm tra xuất xưởng tại các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới chở người hoặc xe cơ giới được lắp ráp từ các linh kiện rời sẽ được thực hiện trong hai trường hợp. Một là đối với các cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp xe cơ giới; hai là đối với các cơ sở sản xuất có chất lượng sản phẩm không ổn định trong thời gian bị giám sát.
Trên thực tế không có sự phân biệt đối xử về các thức quản lý giữa doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI, cũng như giữa doanh nghiệp lắp ráp xe con hay lắp ráp xe tải. Hiện cũng có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe tải được tự kiểm tra chất lượng xuất xưởng cho các xe của mình như Xuân Kiên (Vinaxuki), Trường Hải (Thaco), TMT hay Nhà máy Ôtô 1-5…
Trở lại sự việc của TMV, giả sử giới truyền thông không đưa tin thì liệu sự việc có được các cơ quan quản lý biết và xử lý?
Đúng là nếu không có báo chí phát hiện thì thông tin này khó có thể đến được khách hàng và các cơ quan quản lý. Từ đó bản thân chúng tôi sẽ rút thêm được nhiều kinh nghiệm cho công tác giám sát và quản lý chất lượng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp.
>>Tổng giám đốc Toyota Việt Nam nói về vụ lắp động cơ gỉ / Toyota Việt Nam sẽ “mổ” công khai động cơ bị “bỏ quên” / Toyota Việt Nam sử dụng động cơ bị gỉ sét
Thưa ông, hiện quá trình làm việc giữa Cục Đăng kiểm với TMV về sự việc công ty này lắp 95 động cơ bị “bỏ quên” hai năm tại cảng Hải Phòng rồi bán cho khách hàng đã cho kết quả gì?
Theo yêu cầu của Cục Đăng kiểm, ngày 10/7, TMV đã gửi chúng tôi văn bản báo cáp về một số vấn đề có liên quan tới việc sử dụng 95 động cơ bị để quên 2 năm tại cảng Hải Phòng để lắp xe Innova và Hiace.
Tiếp theo, chúng tôi cũng đã yêu cầu TMV chuyển danh sách chi tiết 95 động cơ đã được lắp ráp để bán cho khách hàng. TMV đã gửi bản danh sách này và hiện chúng tôi đang tiến hành kiểm tra, xem xét lại một số vấn đề có liên quan.
Khi trả lời phỏng vấn của báo giới, Tổng giám đốc TMV, ông Nobuhiko Murakami có nói rằng về cơ bản các thiết bị cơ khí - như động cơ ôtô - không có giới hạn về thời gian lưu kho. Vậy thực tế vấn đề thời hạn lưu kho đối với động cơ ôtô là như thế nào, thưa ông?
Theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam cũng như quốc tế mà chúng tôi có được thì không có quy chuẩn, tiêu chuẩn nào quy định thời hạn lưu kho cho phép tối đa đối với động cơ sử dụng để lắp xe ôtô. Theo báo cáo của TMV thì trong hệ thống Toyota toàn cầu cũng không có quy định này.
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm ở đây là việc TMV đã không thông báo cho khách hàng về tình trạng động cơ tồn. Đây rõ ràng là một việc làm bất bình thường. Được biết về chính sách chung của Toyota thì khi bán những xe để tồn quá lâu đều phải thông báo cho khách hàng về tình trạng xe bị tồn, mà ở đây, động cơ lại là một bộ phận rất quan trọng trong xe.
Việc không thông báo về tình trạng động cơ khi bán xe là một một thiếu sót lớn của TMV đối với khách hàng.
Hiện việc giám sát chất lượng ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đang được thực hiện như thế nào?
Công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ôtô đang được thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 34/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đó, hình thức giám sát việc kiểm tra xuất xưởng tại các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới chở người hoặc xe cơ giới được lắp ráp từ các linh kiện rời sẽ được thực hiện trong hai trường hợp. Một là đối với các cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp xe cơ giới; hai là đối với các cơ sở sản xuất có chất lượng sản phẩm không ổn định trong thời gian bị giám sát.
Trên thực tế không có sự phân biệt đối xử về các thức quản lý giữa doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI, cũng như giữa doanh nghiệp lắp ráp xe con hay lắp ráp xe tải. Hiện cũng có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe tải được tự kiểm tra chất lượng xuất xưởng cho các xe của mình như Xuân Kiên (Vinaxuki), Trường Hải (Thaco), TMT hay Nhà máy Ôtô 1-5…
Trở lại sự việc của TMV, giả sử giới truyền thông không đưa tin thì liệu sự việc có được các cơ quan quản lý biết và xử lý?
Đúng là nếu không có báo chí phát hiện thì thông tin này khó có thể đến được khách hàng và các cơ quan quản lý. Từ đó bản thân chúng tôi sẽ rút thêm được nhiều kinh nghiệm cho công tác giám sát và quản lý chất lượng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp.