Đi mua xe thời… ế ẩm
Nhiều người lại thích đi mua xe khi thị trường đang ế ẩm để có thể luôn là “thượng đế” và tha hồ mặc cả
Không có cảm giác tưng bừng như khi đi mua xe vào thời điểm đầu năm nhưng những người “thực tế” hơn lại thích đi mua xe vào thời điểm hiện tại.
Lý do cũng thật giản dị, là khi thị trường đang ế ẩm, khách hàng luôn là “thượng đế” và có thể tha hồ mặc cả.
"Chợ chiều!"
Một cán bộ ngành thuế đã phải thốt lên như vậy khi cùng phóng viên “đi dạo” vài vòng qua một số salon ôtô tại Hà Nội. Nếu so với cách đây hai tháng, lượng xe hơi tràn ngập các salon khiến nhiều người phải “choáng” và lo lắng cho số phận của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu, thì nay lượng xe trưng bày giảm hẳn đã phần nào giải tỏa được tâm lý đó. Sở dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu “giải phóng” được lượng lớn xe đã đưa về nước là do tác động của việc tăng lệ phí trước bạ khiến lượng khách hàng tranh thủ mua “chạy” phí lớn.
Tuy nhiên, xe tồn đọng ít không hẳn đã là mừng với nhiều salon xe hơi nhập khẩu. Hoàng Tùng, nhân viên bán hàng của công ty X.T (Mỹ Đình), tỏ ra ngán ngẩm: “Sau đợt nhập khẩu ào ạt cách đây nửa năm, cả trăm xe đã giải quyết được rồi, cho dù đã phải chịu lỗ nặng. Thế nhưng cứ nhìn cái cảnh salon đìu hiu, chờ cả ngày chẳng thấy khách nào, thỉnh thoảng có một vài khách đến song cũng chỉ ngó nghiêng rồi ra về, thì thật chẳng còn hứng thú nào mà bán với chác nữa”.
Tình cảnh ở thị trường xe lắp ráp trong nước cũng không tươi sáng hơn là mấy. Hàng loạt các showroom đang chìm trong cảnh vắng khách, thậm chí không hiếm gặp những cảnh nhân viên bán hàng nhàn rỗi chỉ ngồi dõi mắt ra đường. “May mà mẫu xe Innova mới được nhiều người yêu thích đang phần nào làm cho không khí đỡ nặng nề và lượng hợp đồng mua xe cũng đỡ phần thưa thớt”, nhân viên một đại lý Toyota bày tỏ.
Tình trạng này đã phần nào giải thích cho lý do tại sao lượng xe bán ra trong tháng vừa qua của các hãng ôtô trong nước ở mức thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô trong nước (VAMA) cho biết, trong tháng 9/2008 lượng các loại xe du lịch (sedan, MPV, SUV) bán ra chỉ đạt 2.267 chiếc, giảm đến hơn một nửa so với tháng trước đó.
Mặc cả thoải mái
Chưa kịp hỏi nên một nhân viên bán hàng của salon ôtô nhập khẩu B.T (Gia Lâm – Hà Nội) tưởng nhầm chúng tôi là khách hàng. Anh này đon đả chào mời và khẳng định ngay từ đầu: “Các anh mua xe lúc này là hợp lý nhất đấy, bọn em có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cũng đã giảm nhưng vẫn có thể mặc cả thoải mái”.
Sau một vài câu chuyện, anh này giãi bày: “Thú thực bây giờ chúng tôi chỉ muốn “giải quyết” nốt số xe còn lại này thôi. Trước đây nhập về nhiều quá, tưởng tránh được thuế nhập khẩu mới sẽ thu được lợi nhuận lớn, ai ngờ thị trường sụt giảm thê thảm. May mà quyết định tăng phí trước bạ hồi cuối tháng 7 cũng không có hiệu lực ngay nên chúng tôi có được “cơ hội vàng”. Vì, để “né” lệ phí mới nên thời gian này, nhiều người tranh thủ mua xe. Điều đó đã giúp chúng tôi giải phóng được đến 2/3 lượng xe. Nếu không, có lẽ chúng tôi phá sản rồi! Bây giờ chỉ mong bán hết chỗ xe này rồi cũng phải tính hướng kinh doanh khác thôi”.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện tại đại đa số các salon ôtô nhập khẩu vẫn đang tiếp tục áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mãi được tung ra từ hơn hai tháng trước đây nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng. Mức giá được giảm thường dao động ở khoảng trên dưới 10%, đây có thể coi là mức giảm “trong mơ” nếu ở thời điểm cách đây nửa năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng muốn mua xe có thể tha hồ mặc cả giá bán cùng các hình thức khuyến mãi với nhân viên bán hàng.
Trò chuyện với chúng tôi sau cuộc “hội ngộ” tại salon L.V (Đống Đa), giám đốc một công ty lâm sản tại Phú Thọ nói: “Mình mê chiếc Honda CR-V 5 chỗ quá nhưng đến giờ mới mua được. Trước đây mẫu xe này thường được các salon áp giá đến gần 60.000 USD, nay lượn qua nhiều salon đã thấy giá giảm xuống chừng 54.000 – 55.000 USD. Sau một hồi mặc cả, mình đã mua được chiếc full option mà giá kể cũng “giật mình” như nhiều salon rao bán trên mạng thật, chỉ 50.000 USD trong khi còn được họ “gánh đỡ” thêm cho 5% phí trước bạ”.
Do ế ẩm nên hiện tại thị trường xe hơi nhập khẩu được nhiều người đánh giá chẳng khác nào… chợ trời. Nhân viên bán hàng của một đại lý ôtô sản xuất trong nước tỏ ra ngán ngẩm: “Thật không tưởng tượng nổi bây giờ người ta còn rao bán xe hơi trên mạng hệt rao bán điện thoại cũ. Hễ tra giá xe trên mạng là thấy nào là giá cực sốc, giá siêu rẻ, giá hợp lý nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, khách hàng cũng tha hồ mặc cả chẳng khác nào đi chợ mua… cá”.
Khách hàng lại là… thượng đế
Thị trường xe nhập khẩu đã thế, còn thị trường xe “nội” cũng đang “vẽ” nên một bức tranh khác cùng màu… xám xịt. Các showroom đìu hiu, lượng khách hàng thưa thớt và lượng hợp đồng được ký lại càng ít ỏi hơn. Thị trường xe lắp ráp trong nước hiện nay đang được diễn tả bằng 3 từ “siêu ảm đạm”.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ văn hóa kinh doanh, sự ảm đạm của thị trường cũng đang phần nào giúp các khách hàng lấy lại được “ngôi vị” của mình.
Thử hình dung năm 2007 các khách hàng phải cầu cạnh, thậm chí phải dúi vào tay nhân viên bán hàng một món tiền để có thể mua một chiếc xe trong vòng một tháng, đã vậy lại gần như không được hưởng chương trình khuyến mãi, quà tặng nào. Đó là thời điểm thượng đế không phải khách hàng mà là nhân viên bán xe. Nhưng đến nay, mọi vị trí đã trở lại đúng quy luật. Nhờ thị trường khó khăn, các khách hàng lại được chào mời, chăm sóc tận tình.
Anh Tuấn Khải, giám đốc một công ty thương mại chuyên về các sản phẩm công nghệ tại Hà Nội, hỉ hả kể về “nghịch cảnh” mua xe mà anh đã từng trải qua: “Cách đây tròn một năm mình có đăng ký mua một chiếc Chevrolet Captiva. Nhưng phải khổ sở lạy lục mấy ông bán hàng, phải lót tay anh ta cả chục triệu để lấy được xe trước Tết mà cuối cùng lời hứa vẫn “bay”. Đến tận tháng 3 năm sau mình mới được… nhận xe, ức chế định không lấy xe nữa nhưng lại lo phải đền bù vì phá hợp đồng. Giờ thì khác hẳn. Mình vừa đi mua cho bà xã chiếc Civic, mọi chuyện dễ dàng tưởng như chưa bao giờ dễ dàng đến thế!”
Lý do cũng thật giản dị, là khi thị trường đang ế ẩm, khách hàng luôn là “thượng đế” và có thể tha hồ mặc cả.
"Chợ chiều!"
Một cán bộ ngành thuế đã phải thốt lên như vậy khi cùng phóng viên “đi dạo” vài vòng qua một số salon ôtô tại Hà Nội. Nếu so với cách đây hai tháng, lượng xe hơi tràn ngập các salon khiến nhiều người phải “choáng” và lo lắng cho số phận của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu, thì nay lượng xe trưng bày giảm hẳn đã phần nào giải tỏa được tâm lý đó. Sở dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu “giải phóng” được lượng lớn xe đã đưa về nước là do tác động của việc tăng lệ phí trước bạ khiến lượng khách hàng tranh thủ mua “chạy” phí lớn.
Tuy nhiên, xe tồn đọng ít không hẳn đã là mừng với nhiều salon xe hơi nhập khẩu. Hoàng Tùng, nhân viên bán hàng của công ty X.T (Mỹ Đình), tỏ ra ngán ngẩm: “Sau đợt nhập khẩu ào ạt cách đây nửa năm, cả trăm xe đã giải quyết được rồi, cho dù đã phải chịu lỗ nặng. Thế nhưng cứ nhìn cái cảnh salon đìu hiu, chờ cả ngày chẳng thấy khách nào, thỉnh thoảng có một vài khách đến song cũng chỉ ngó nghiêng rồi ra về, thì thật chẳng còn hứng thú nào mà bán với chác nữa”.
Tình cảnh ở thị trường xe lắp ráp trong nước cũng không tươi sáng hơn là mấy. Hàng loạt các showroom đang chìm trong cảnh vắng khách, thậm chí không hiếm gặp những cảnh nhân viên bán hàng nhàn rỗi chỉ ngồi dõi mắt ra đường. “May mà mẫu xe Innova mới được nhiều người yêu thích đang phần nào làm cho không khí đỡ nặng nề và lượng hợp đồng mua xe cũng đỡ phần thưa thớt”, nhân viên một đại lý Toyota bày tỏ.
Tình trạng này đã phần nào giải thích cho lý do tại sao lượng xe bán ra trong tháng vừa qua của các hãng ôtô trong nước ở mức thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô trong nước (VAMA) cho biết, trong tháng 9/2008 lượng các loại xe du lịch (sedan, MPV, SUV) bán ra chỉ đạt 2.267 chiếc, giảm đến hơn một nửa so với tháng trước đó.
Mặc cả thoải mái
Chưa kịp hỏi nên một nhân viên bán hàng của salon ôtô nhập khẩu B.T (Gia Lâm – Hà Nội) tưởng nhầm chúng tôi là khách hàng. Anh này đon đả chào mời và khẳng định ngay từ đầu: “Các anh mua xe lúc này là hợp lý nhất đấy, bọn em có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cũng đã giảm nhưng vẫn có thể mặc cả thoải mái”.
Sau một vài câu chuyện, anh này giãi bày: “Thú thực bây giờ chúng tôi chỉ muốn “giải quyết” nốt số xe còn lại này thôi. Trước đây nhập về nhiều quá, tưởng tránh được thuế nhập khẩu mới sẽ thu được lợi nhuận lớn, ai ngờ thị trường sụt giảm thê thảm. May mà quyết định tăng phí trước bạ hồi cuối tháng 7 cũng không có hiệu lực ngay nên chúng tôi có được “cơ hội vàng”. Vì, để “né” lệ phí mới nên thời gian này, nhiều người tranh thủ mua xe. Điều đó đã giúp chúng tôi giải phóng được đến 2/3 lượng xe. Nếu không, có lẽ chúng tôi phá sản rồi! Bây giờ chỉ mong bán hết chỗ xe này rồi cũng phải tính hướng kinh doanh khác thôi”.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện tại đại đa số các salon ôtô nhập khẩu vẫn đang tiếp tục áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mãi được tung ra từ hơn hai tháng trước đây nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng. Mức giá được giảm thường dao động ở khoảng trên dưới 10%, đây có thể coi là mức giảm “trong mơ” nếu ở thời điểm cách đây nửa năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng muốn mua xe có thể tha hồ mặc cả giá bán cùng các hình thức khuyến mãi với nhân viên bán hàng.
Trò chuyện với chúng tôi sau cuộc “hội ngộ” tại salon L.V (Đống Đa), giám đốc một công ty lâm sản tại Phú Thọ nói: “Mình mê chiếc Honda CR-V 5 chỗ quá nhưng đến giờ mới mua được. Trước đây mẫu xe này thường được các salon áp giá đến gần 60.000 USD, nay lượn qua nhiều salon đã thấy giá giảm xuống chừng 54.000 – 55.000 USD. Sau một hồi mặc cả, mình đã mua được chiếc full option mà giá kể cũng “giật mình” như nhiều salon rao bán trên mạng thật, chỉ 50.000 USD trong khi còn được họ “gánh đỡ” thêm cho 5% phí trước bạ”.
Do ế ẩm nên hiện tại thị trường xe hơi nhập khẩu được nhiều người đánh giá chẳng khác nào… chợ trời. Nhân viên bán hàng của một đại lý ôtô sản xuất trong nước tỏ ra ngán ngẩm: “Thật không tưởng tượng nổi bây giờ người ta còn rao bán xe hơi trên mạng hệt rao bán điện thoại cũ. Hễ tra giá xe trên mạng là thấy nào là giá cực sốc, giá siêu rẻ, giá hợp lý nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, khách hàng cũng tha hồ mặc cả chẳng khác nào đi chợ mua… cá”.
Khách hàng lại là… thượng đế
Thị trường xe nhập khẩu đã thế, còn thị trường xe “nội” cũng đang “vẽ” nên một bức tranh khác cùng màu… xám xịt. Các showroom đìu hiu, lượng khách hàng thưa thớt và lượng hợp đồng được ký lại càng ít ỏi hơn. Thị trường xe lắp ráp trong nước hiện nay đang được diễn tả bằng 3 từ “siêu ảm đạm”.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ văn hóa kinh doanh, sự ảm đạm của thị trường cũng đang phần nào giúp các khách hàng lấy lại được “ngôi vị” của mình.
Thử hình dung năm 2007 các khách hàng phải cầu cạnh, thậm chí phải dúi vào tay nhân viên bán hàng một món tiền để có thể mua một chiếc xe trong vòng một tháng, đã vậy lại gần như không được hưởng chương trình khuyến mãi, quà tặng nào. Đó là thời điểm thượng đế không phải khách hàng mà là nhân viên bán xe. Nhưng đến nay, mọi vị trí đã trở lại đúng quy luật. Nhờ thị trường khó khăn, các khách hàng lại được chào mời, chăm sóc tận tình.
Anh Tuấn Khải, giám đốc một công ty thương mại chuyên về các sản phẩm công nghệ tại Hà Nội, hỉ hả kể về “nghịch cảnh” mua xe mà anh đã từng trải qua: “Cách đây tròn một năm mình có đăng ký mua một chiếc Chevrolet Captiva. Nhưng phải khổ sở lạy lục mấy ông bán hàng, phải lót tay anh ta cả chục triệu để lấy được xe trước Tết mà cuối cùng lời hứa vẫn “bay”. Đến tận tháng 3 năm sau mình mới được… nhận xe, ức chế định không lấy xe nữa nhưng lại lo phải đền bù vì phá hợp đồng. Giờ thì khác hẳn. Mình vừa đi mua cho bà xã chiếc Civic, mọi chuyện dễ dàng tưởng như chưa bao giờ dễ dàng đến thế!”