Điện khí hóa xe hai bánh tại Việt Nam: Vừa nhập cuộc vừa... thăm dò

Lê Vũ
Bên cạnh VinFast, nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh trong nước đang bắt đầu nhập cuộc xu thế điện khí hóa. Tuy nhiên, chiến lược phát triển, mở rộng thị trường của các hãng vẫn còn khá thận trọng.
Người dùng chưa có nhiều lựa chọn xe máy điện, xe đạp điện "thuần" Việt.
Người dùng chưa có nhiều lựa chọn xe máy điện, xe đạp điện "thuần" Việt.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán xe quý III/2022 tăng hơn 200% cùng kỳ năm 2021, nhưng đó là quãng thời gian cao điểm dịch Covid-19. Nếu so với cùng kỳ năm 2019 trở về trước, doanh số xe máy đang có xu hướng giảm dần đều và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cùng với chủ trương giảm phát thải carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ đã cam kết; lộ trình hạn chế, dừng hoạt động xe máy chạy xăng tại đô thị sau năm 2030; các giải pháp kiểm soát khí thải xe máy mà các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện; giá xăng dầu tiếp tục neo cao và có dấu hiệu khan hiếm cục bộ…, dường như đang trở thành những yếu tố thuận lợi cho xe “xanh” phát triển. Song, thực tế đối với xe hai bánh lại không hề đơn giản như vậy.

Có thể thấy rất rõ điều này sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, Triển lãm Quốc tế Thể Thao và Xe hai bánh Việt Nam (Vietnam Sport Show & Cycle Expo) lần thứ 7 mới đây đã trở lại, quy tụ 150 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm xe máy điện, xe đạp điện thế hệ mới và các sản phẩm linh kiện.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam cho biết: “Triển lãm sẽ là cầu nối xúc tiến thương mại quan trọng giúp các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thể thao trong nước và nước ngoài trao đổi cơ hội hợp tác phát triển kinh doanh".

Mặc dù vậy, Triển lãm năm nay thiếu vắng sự tham gia của các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy điện, xe đạp điện hàng đầu tại Việt Nam như Vinfast, Yadea, Pega.

Đáng chú ý là các sản phẩm được trưng bày đều là sản phẩm mới nhất năm 2022, nhưng chưa thực sự tạo ra điểm nhấn. Đa số các sản phẩm xe máy điện, xe đạp điện tại Triển lãm năm nay là hàng lắp ráp trong nước theo hình thức liên doanh, liên kết giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài, có hàm lượng công nghệ từ nước ngoài còn cao. 

Theo đại diện Công ty TNHH Dương Tiến Phát (Kazuki), ngoại trừ các hãng xe điện lớn, đã có hệ thống nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp hiện nay đều chuyên về lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu. Linh kiện lắp ráp có thể do nhà sản xuất trong nước cung ứng, hoặc nhập từ nước ngoài với tỷ lệ nhất định (ví dụ với Kazuki, tỷ lệ là 60:40). Phía Kazuki hiện có 2 nhà máy lắp ráp tại Hà Nội và Bắc Giang với mục tiêu sản lượng 50.000 xe/năm. Việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cũng đã được Công ty tính đến, nhưng chưa công khai kế hoạch cụ thể.

Những rào cản về chi phí đầu tư nhà máy, công nghệ, trạm sạc, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và thói quen lái xe xăng của người dùng khiến các doanh nghiệp khá thận trọng khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp tìm cách tiếp cận khách hàng thông qua thị trường “ngách”. Không chạy đua các sản phẩm xe máy điện, Fiido Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm xe đạp "trợ lực điện" và scooter điện.

Xe đạp trợ lực điện có thể gấp gọn trong vòng 1 phút
Xe đạp trợ lực điện có thể gấp gọn trong vòng 1 phút.

Thực tế, theo đại diện Công ty TNHH H.F.T Việt Nam, đơn vị chuyên sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy điện, xe đạp điện, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tuy nhiên còn phải "cân nhắc" vì nhiều yếu tố.

Doanh nghiệp Việt tìm hướng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện xe hai bánh
Doanh nghiệp Việt tìm hướng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện xe hai bánh

Thực tế, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, đối với các sản phẩm linh kiện từ nước ngoài, ví dụ như Trung Quốc, mặc dù rất phong phú, đa dạng nhưng do khoảng cách địa lý nên sẽ tốn nhiều chi phí cho vận chuyển và phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhà sản xuất uy tín. Khi các doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong nước cân nhắc đủ năng lực cung ứng sản phẩm chắc chắn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. Không chỉ về giá cả, sản phẩm nội địa sẽ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp lắp ráp khống chế chất lượng sản phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn.

“Hiện tại, Công ty đã có nhà máy ở Hưng Yên, chuyên đúc động cơ và vành trước để cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy điện, xe đạp điện tại Việt Nam, hướng tới xuất khẩu trong thời gian tới”, bà Đinh Thị Hiền, Công ty TNHH H.F.T cho biết.

Người dùng vẫn còn
Người dùng vẫn còn "mặn mà" với xe chạy xăng.

Mặc dù là xu thế chung trong tương lai gần, nhưng chưa thể khẳng định xe máy điện, xe đạp điện đã có thể thay thế ngay được xe chạy xăng tại thị trường Việt. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào sự tham gia tích cực hơn từ các hãng xe trong tiến trình điện khí hóa, chính sách hỗ trợ, ưu đãi phù hợp dành cho xe điện và tăng cường cơ hội trải nghiệm sản phẩm mới tới người dùng trong nước để thay đổi thói quen sử dụng.

Tin mới

Tái chế lốp xe: Xu hướng xanh hoá ngành ô tô toàn cầu

Tái chế lốp xe: Xu hướng xanh hoá ngành ô tô toàn cầu

Tái chế lốp xe thời gian gần đây đã nổi lên như một giải pháp thay thế tiết kiệm năng lượng hơn cho sản xuất lốp xe truyền thống, nơi nguyên liệu thô được chiết xuất, chế biến và định hình thành lốp xe mới.
VinFast miễn phí sạc thêm 2 năm: Các đối thủ ngoại đối mặt thêm nhiều khó khăn

VinFast miễn phí sạc thêm 2 năm: Các đối thủ ngoại đối mặt thêm nhiều khó khăn

VinFast vừa công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/06/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững. “Nước cờ” mới này của VinFast cũng sẽ khiến các đối thủ ngoại đứng ngồi không yên.
Top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn thế giới 2024

Top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn thế giới 2024

Trong danh sách top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới do Forbes công bố, đó là những người tiên phong trong lĩnh vực xe điện đến các nhà sản xuất xe thể thao hạng sang, những công ty này đại diện cho hình mẫu của sự đổi mới, hiệu suất và sự xuất sắc trong thế giới ô tô.
“Gã khổng lồ” Geely sắp vào Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu trong năm 2024

“Gã khổng lồ” Geely sắp vào Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu trong năm 2024

Zhejiang Geely Holding (Tập đoàn Geely) vừa công bố báo cáo doanh số toàn cầu 11 tháng đầu năm 2024, trong đó tổng doanh số lũy kế của các hãng xe thuộc Tập đoàn này đã chính thức vượt mốc 3 triệu xe, tăng trưởng tới 20.7% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tích này, Geely giữ vị thế nằm trong Top 10 nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới.