GM sợ đạp trúng vết xe đổ của Toyota

Điệp Y
Hãng General Motors (GM) hôm 5/4 cho hay sẽ đưa vào sử dụng công nghệ ngắt động cơ trên tất cả các mẫu xe của hãng
GM sẽ ứng dụng công nghệ ngắt động cơ trên các dòng xe của hãng - Ảnh: Getty.
GM sẽ ứng dụng công nghệ ngắt động cơ trên các dòng xe của hãng - Ảnh: Getty.
Hãng General Motors (GM) hôm 5/4 cho hay sẽ đưa vào sử dụng công nghệ ngắt động cơ trên tất cả các mẫu xe của hãng, nhằm ngăn hiện tượng tăng tốc đột ngột.

Động thái của GM diễn ra đúng thời điểm các nhà làm luật Mỹ đang xem xét có nên bắt buộc sử dụng công nghệ tương tự ở tất cả các dòng xe con và xe tải mới hay không. Quốc hội Mỹ cũng đang thăm dò về vấn đề này sau hàng loạt những tai tiếng liên quan đến vụ thu hồi đình đám của Toyota.

Hãng xe lớn nhất Nhật Bản, Toyota, đã phải thu hồi hơn 8,5 triệu mẫu xe trên phạm vi toàn cầu để tiến hành sửa chữa lỗi dính chân ga. Đây được coi là nguyên nhân khiến hàng loạt xe của Toyota tăng tốc đột ngột ngoài quyền kiểm soát và gây ra nhiều vụ tai nạn kinh hoàng.

Về phía GM, đại gia này cũng vừa trải qua “cơn ác mộng” thu hồi xe với khoảng 1,4 triệu sản phẩm trên thế giới, bao gồm 1,3 triệu chiếc Chevrolet Cobalt đời 2005-2010 và Pontiac G5 đời 2007-2010 tại Mỹ; Pontiac Pursuit đời 2005-2006 tại Canada; và Pontiac G4 đời 2005-2006 tại Mexico, để khắc phục lỗi ở bộ phận lái trợ lực.

Ngoài ra còn có hơn 58.000 xe Winstorm (Captiva), Lacetti Premiere (Chevy Cruze) và Damas bán tại Hàn Quốc do lỗi sản xuất, 5.000 xe tải hạng nặng Chevrolet Express và GMC Savana thuộc series 2500 và 3500 có nguy cơ cháy nổ động cơ… và mới nhất là vụ thu hồi 8.000 mẫu Cadillac CTS tại Trung Quốc do rò rỉ chất lỏng phanh thủy lực.

Tuy nhiên, các vụ thu hồi xe trên của GM đều không liên quan đến lỗi tăng tốc bất thường. Hãng xe Mỹ khẳng định, việc thực hiện bước đi này là nhằm đoan chắc hơn với khách hàng về độ an toàn của các sản phẩm do GM bán ra.

Công nghệ ngắt động cơ (brake override) mà GM dự định áp dụng có chức năng tự động ngắt lực cấp tới động cơ khi người lái đồng thời nhấn cả chân phanh và chân ga. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ xe tăng tốc ngoài kiểm soát.

Việc ứng dụng biện pháp này cũng giúp xe chạy chậm lại, nếu xảy ra hiện tượng chân ga không nhả. Hiện GM đã ứng dụng hệ thống ngắt động cơ trên một vài mẫu xe bán tại Mỹ, chủ yếu ở những dòng có mã lực cao kiểu Chevy Corvette.

Cơ quan An toàn giao thông đường bộ Mỹ đang xem xét liệu có yêu cầu ứng dụng biện pháp an toàn này trên tất cả các mẫu xe mới hay không. Trong khi, Toyota đã tuyên bố, hệ thống ngắt động cơ sẽ được lắp cho hầu hết các xe Toyota và Lexus mới của hãng từ cuối năm nay.

(Theo AP)

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.