Gương hậu: Mơ ước tự tôn
Sự tự tôn vốn dĩ nằm trong mỗi cá nhân, và đó là đức tính lâu nay chúng ta vẫn tự hào
Sự tự tôn vốn dĩ nằm trong mỗi cá nhân, và đó là đức tính lâu nay chúng ta vẫn tự hào. Vậy sao lại phải mơ ước đến sự tự tôn? Kỳ dị thật.
Mấy ngày nay, câu chuyện “ông Tây” tên Long ra đứng đường điều khiển giao thông tại nút Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông (Hà Nội) để chặn người đi ngược chiều, vượt đèn đỏ… đang trở thành đề tài nóng.
Xem clip đăng trên các trang báo điện tử, nhiều người bộc bạch rằng đã phải rơi nước mắt khi thấy cảnh đó, nhiều người thừa nhận mình đã tự tin hơn khi dừng xe trước đèn đỏ dành cho người đi bộ sang đường.
“Tôi đã rơi nước mắt khi xem clip, thật cảm kích hành động của ông Tây kia và đau lòng trước hành động chống đối của những người điều khiển phương tiện giao thông”, một độc giả tự bạch.
Lại có người thẳng thắn: “Khi một người nước ngoài phải ra đứng đường làm công việc của một điều phối viên giao thông thay cho cảnh sát giao thông mà nhiều người còn cố tình phớt lờ thì thiết nghĩ chúng ta phải lấy làm xấu hổ với ý thức của mình mới đúng”.
Nhưng phía sau câu chuyện đó, xa xôi hơn, sâu sắc hơn, và có lẽ sẽ là tốt hơn nếu mỗi chúng ta biết nhận ra được (hoặc dám dũng cảm thừa nhận) rằng bản thân mình đang đánh mất dần sự tự tôn.
Có buồn không khi bản thân mỗi người đều biết rằng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, chạy xe quá tốc độ… là trái luật mà vẫn làm. Có ai thử tự đong đếm giữa việc vượt đèn đỏ vài chục giây đồng hồ với lợi ích mà quãng thời gian ngắn ngủi ấy đem lại cho mình, trong khi nó có thể gây nguy hại cho ai đó hoặc thậm chí bản thân phải gánh chịu.
Con gái tôi mới hơn 4 tuổi, mỗi lần đi cùng bố và nhìn thấy đèn đường chuyển sang màu đỏ, nó liền bảo “bố ơi dừng lại”. Rất đơn giản, vì nó thấy nhiều lần bố dừng đèn đỏ, nó hỏi tại sao, tôi giải thích đó là luật, mình đèn đỏ phải dừng lại cho những người bên kia đang có đèn xanh đi. Nó hỏi “nếu không dừng thì làm sao hả bố?”. Tôi giải thích, “nếu mình không dừng thì sẽ tắc đường không ai đi được, sẽ gây tai nạn, có người bị gãy chân, gãy tay, có cả người chết”.
Chuyện của con trẻ là thế. Nhưng chuyện của người lớn phức tạp hơn rất nhiều. Tưởng như khi nhận thức tốt hơn thì chấp hành luật lệ tốt hơn, biết sự thiệt hơn giữa việc làm đúng luật với phạm luật, biết đánh đổi giữa lợi ích trước mắt nhỏ nhoi với lợi ích lâu dài, và đặc biệt, là biết xấu hổ.
Còn nhớ hồi tháng 12/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường kể cả đô thị được áp dụng, tình trạng phạm luật vài tháng sau đó vẫn diễn ra nhan nhản. Bức tranh đó cho thấy điều gì?
Rất nhiều người kêu ca rằng đội mũ bảo hiểm chẳng khác nào “dị nhân”, ai cũng như ai lù lù cái “nồi cơm điện” trên đầu, thậm chí nhiều người viện dẫn những lý do (có vẻ khoa học) như mất thẩm mỹ, nóng nực gây đau đầu từ đó ảnh hưởng đến tư duy, hiệu quả công việc…
Tôi mượn chữ “dị nhân” này để liên tưởng theo góc độ khác. Tại sao ta cho rằng đội mũ vào thì mình thành dị nhân trong khi không tư duy ngược lại, ai cũng đội mũ mà riêng mình đầu trần phạm luật mới là dị nhân? Tại sao không soi gương gắn trên xe luôn để xem mình phải dị nhân không khi ai cũng dừng đèn đỏ mà mình lại vượt?
Có bữa dừng đèn đỏ, một anh chàng đi chiếc xe tay ga đắt tiền Honda SH bấm còi inh ỏi, hô hào người đứng trước dẹp ra để anh ta lao lên. Cả dàn người ngoái nhìn với ánh mắt lạ lẫm. Anh chàng đầu trọc lếu và béo ủn ỉn hất hàm chửa rủa, đòi hành hung. Ước gì anh ta tự nhận ra được mình đang là một dị nhân đường phố, tự thấy xấu hổ về hành vi của mình.
Mới đây thôi, trên đường Phạm Hùng đoạn bến xe Mỹ Đình, một chiếc xe khách lạng lách khiến một phụ nữ lái xe máy loạng choạng ngã xuống. Vô tình chiếc xe máy lăn vào gầm ôtô buộc xe khách phải dừng lại. Tưởng như người phụ nữ kia sẽ nhận được lời xin lỗi, nhưng đổi lại là một trận chửi rủa thiếu văn hóa một cách thậm tệ và thái độ đầu gấu từ hai thanh niên phụ xe.
Những chuyện như thế vẫn diễn ra hằng ngày hằng giờ, vi phạm giao thông chẳng khác nào cơm bữa, văn hóa giao thông bị xem như thứ ứng xử xa xôi và kỳ dị.
Vậy, câu chuyện về người nước ngoài làm “cảnh sát giao thông” bất đắc dĩ kể trên cho ta thấy điều gì? Đó là một bài học về chấp pháp, bài học về sự tự tôn khi bị đụng chạm một cách đau đớn. Những ứng xử tưởng như quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông sao nên nỗi khó khăn đến thế?!
* Xuất hiện thứ Bảy hàng tuần, “Gương hậu” là tiểu mục bình luận thể hiện quan điểm cá nhân của các nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc tham gia chuyên mục Xe 360º, không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả.
Mấy ngày nay, câu chuyện “ông Tây” tên Long ra đứng đường điều khiển giao thông tại nút Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông (Hà Nội) để chặn người đi ngược chiều, vượt đèn đỏ… đang trở thành đề tài nóng.
Xem clip đăng trên các trang báo điện tử, nhiều người bộc bạch rằng đã phải rơi nước mắt khi thấy cảnh đó, nhiều người thừa nhận mình đã tự tin hơn khi dừng xe trước đèn đỏ dành cho người đi bộ sang đường.
“Tôi đã rơi nước mắt khi xem clip, thật cảm kích hành động của ông Tây kia và đau lòng trước hành động chống đối của những người điều khiển phương tiện giao thông”, một độc giả tự bạch.
Lại có người thẳng thắn: “Khi một người nước ngoài phải ra đứng đường làm công việc của một điều phối viên giao thông thay cho cảnh sát giao thông mà nhiều người còn cố tình phớt lờ thì thiết nghĩ chúng ta phải lấy làm xấu hổ với ý thức của mình mới đúng”.
Nhưng phía sau câu chuyện đó, xa xôi hơn, sâu sắc hơn, và có lẽ sẽ là tốt hơn nếu mỗi chúng ta biết nhận ra được (hoặc dám dũng cảm thừa nhận) rằng bản thân mình đang đánh mất dần sự tự tôn.
Có buồn không khi bản thân mỗi người đều biết rằng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, chạy xe quá tốc độ… là trái luật mà vẫn làm. Có ai thử tự đong đếm giữa việc vượt đèn đỏ vài chục giây đồng hồ với lợi ích mà quãng thời gian ngắn ngủi ấy đem lại cho mình, trong khi nó có thể gây nguy hại cho ai đó hoặc thậm chí bản thân phải gánh chịu.
Con gái tôi mới hơn 4 tuổi, mỗi lần đi cùng bố và nhìn thấy đèn đường chuyển sang màu đỏ, nó liền bảo “bố ơi dừng lại”. Rất đơn giản, vì nó thấy nhiều lần bố dừng đèn đỏ, nó hỏi tại sao, tôi giải thích đó là luật, mình đèn đỏ phải dừng lại cho những người bên kia đang có đèn xanh đi. Nó hỏi “nếu không dừng thì làm sao hả bố?”. Tôi giải thích, “nếu mình không dừng thì sẽ tắc đường không ai đi được, sẽ gây tai nạn, có người bị gãy chân, gãy tay, có cả người chết”.
Chuyện của con trẻ là thế. Nhưng chuyện của người lớn phức tạp hơn rất nhiều. Tưởng như khi nhận thức tốt hơn thì chấp hành luật lệ tốt hơn, biết sự thiệt hơn giữa việc làm đúng luật với phạm luật, biết đánh đổi giữa lợi ích trước mắt nhỏ nhoi với lợi ích lâu dài, và đặc biệt, là biết xấu hổ.
Còn nhớ hồi tháng 12/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường kể cả đô thị được áp dụng, tình trạng phạm luật vài tháng sau đó vẫn diễn ra nhan nhản. Bức tranh đó cho thấy điều gì?
Rất nhiều người kêu ca rằng đội mũ bảo hiểm chẳng khác nào “dị nhân”, ai cũng như ai lù lù cái “nồi cơm điện” trên đầu, thậm chí nhiều người viện dẫn những lý do (có vẻ khoa học) như mất thẩm mỹ, nóng nực gây đau đầu từ đó ảnh hưởng đến tư duy, hiệu quả công việc…
Tôi mượn chữ “dị nhân” này để liên tưởng theo góc độ khác. Tại sao ta cho rằng đội mũ vào thì mình thành dị nhân trong khi không tư duy ngược lại, ai cũng đội mũ mà riêng mình đầu trần phạm luật mới là dị nhân? Tại sao không soi gương gắn trên xe luôn để xem mình phải dị nhân không khi ai cũng dừng đèn đỏ mà mình lại vượt?
Có bữa dừng đèn đỏ, một anh chàng đi chiếc xe tay ga đắt tiền Honda SH bấm còi inh ỏi, hô hào người đứng trước dẹp ra để anh ta lao lên. Cả dàn người ngoái nhìn với ánh mắt lạ lẫm. Anh chàng đầu trọc lếu và béo ủn ỉn hất hàm chửa rủa, đòi hành hung. Ước gì anh ta tự nhận ra được mình đang là một dị nhân đường phố, tự thấy xấu hổ về hành vi của mình.
Mới đây thôi, trên đường Phạm Hùng đoạn bến xe Mỹ Đình, một chiếc xe khách lạng lách khiến một phụ nữ lái xe máy loạng choạng ngã xuống. Vô tình chiếc xe máy lăn vào gầm ôtô buộc xe khách phải dừng lại. Tưởng như người phụ nữ kia sẽ nhận được lời xin lỗi, nhưng đổi lại là một trận chửi rủa thiếu văn hóa một cách thậm tệ và thái độ đầu gấu từ hai thanh niên phụ xe.
Những chuyện như thế vẫn diễn ra hằng ngày hằng giờ, vi phạm giao thông chẳng khác nào cơm bữa, văn hóa giao thông bị xem như thứ ứng xử xa xôi và kỳ dị.
Vậy, câu chuyện về người nước ngoài làm “cảnh sát giao thông” bất đắc dĩ kể trên cho ta thấy điều gì? Đó là một bài học về chấp pháp, bài học về sự tự tôn khi bị đụng chạm một cách đau đớn. Những ứng xử tưởng như quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông sao nên nỗi khó khăn đến thế?!
* Xuất hiện thứ Bảy hàng tuần, “Gương hậu” là tiểu mục bình luận thể hiện quan điểm cá nhân của các nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc tham gia chuyên mục Xe 360º, không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả.