Lập liên doanh, Hyundai - Thành Công quyết xuất khẩu ôtô

Đức Thọ
Tham vọng của tập đoàn Hyundai và tập đoàn Thành Công khi lập liên doanh là quyết tâm xuất khẩu ra thị trường khu vực Đông Nam Á
Nhà máy mới của liên doanh Hyundai - Thành Công sẽ nhận chuyển giao những công nghệ sản xuất, lắp ráp hiện đại nhất.
Nhà máy mới của liên doanh Hyundai - Thành Công sẽ nhận chuyển giao những công nghệ sản xuất, lắp ráp hiện đại nhất.
Ngày 30/3/2017, Tập đoàn Thành Công chính thức ký thoả thuận hợp tác cùng tập đoàn Hyundai Hàn Quốc trong việc liên doanh, mở rộng sản xuất xe du lịch Hyundai tại Việt Nam.

Theo thỏa thuận, trong giai đoạn đầu liên doanh Hyundai - Thành Công sẽ tiếp tục vận hành nhà máy Hyundai Thành Công đặt tại tỉnh Ninh Bình với công suất 40.000 chiếc/năm.

Đồng thời, liên doanh cũng sẽ gấp rút đầu tư mở rộng thêm nhà máy. Nhà máy mới sẽ nhận chuyển giao những công nghệ sản xuất, lắp ráp hiện đại nhất từ tập đoàn ôtô Hàn Quốc.

Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công, cho biết, với việc chính thức liên doanh hợp tác mở rộng sản xuất, lắp ráp, cơ cấu sản phẩm ôtô du lịch mang thương hiệu Hyundai tại thị trường Việt Nam sẽ chuyển dịch từ tỷ trọng 20% xe lắp ráp (CKD) hiện nay lên khoảng 70-80% ngay trong năm 2017 và tiếp tục tăng lên trên 90% vào năm 2018.

Hiện tại, Hyundai đang có 2 mẫu xe du lịch được lắp ráp tại nhà máy của Hyundai Thành Công, còn lại 6 mẫu xe khác đều được nhập khẩu nguyên chiếc gồm Accent, Sonata, i20 Active, Grand i10, Creta và Tucson.

Có thể thấy khá rõ tham vọng của Hyundai và Thành Công khi lập liên doanh là hướng đến mục tiêu xuất khẩu ra thị trường khu vực Đông Nam Á, sau đó có thể là một vài thị trường nữa.

Bước đi này cũng tương tự với một doanh nghiệp ôtô trong nước khác là Trường Hải (Thaco) khi bắt tay với tập đoàn Mazda Nhật Bản.

Theo ông Lê Ngọc Đức, việc hợp tác liên doanh mở rộng sản xuất bắt đầu vào đúng thời điểm quan trọng năm 2018 cận kề, khi thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước thành viên ASEAN giảm về 0%. Do vậy, đây là một bước đi quan trọng giúp những mẫu xe Hyundai có thể cạnh tranh với những thương hiệu khác đang chuyển dịch sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường khu vực ASEAN vào Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội tốt giúp tập đoàn Thành Công kết hợp cùng các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài khác phát triển được mạng lưới công nghiệp phụ trợ tại Ninh Bình.

“Những bước đi này đều phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô mà Chính phủ đã ban hành”, ông Lê Ngọc Đức chia sẻ.

Cũng theo ông Đức, “để có thể đạt được những mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, một điều kiện để được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu ra các thị trường Đông Nam Á, chúng tôi sẽ phải bắt tay, liên kết với rất nhiều những doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp Hàn Quốc. Điều đó đòi hỏi những nỗ lực của chúng tôi và cần cả những hỗ trợ, động viên từ Chính phủ, các bộ, ban ngành và tỉnh Ninh Bình”.

Trước khi ký thỏa thuận liên doanh, tập đoàn Thành Công cũng đã có 8 năm hợp tác sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng xe du lịch Hyundai tại thị trường Việt Nam.

Đến thời điểm cuối năm 2016, thị phần ôtô du lịch do Hyundai Thành Công phân phối đã vượt qua 18%, qua đó trở thành thương hiệu ôtô du lịch lớn thứ hai tại Việt Nam.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.