Nga thưởng tiền cho người mua ôtô mới
Chính phủ Nga vừa công bố một kế hoạch thưởng tiền cho người dân bán xe cũ, mua xe mới
Chính phủ Nga vừa công bố một kế hoạch thưởng tiền cho người dân bán xe cũ, mua xe mới. Chương trình “thưởng dập xe cũ” này của Nga được xem là học theo cách làm khá thành công trước đó của Đức, Mỹ...
Kế hoạch trên đã được trình bày trong một cuộc họp ngày 11/1 giữa Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nước này Viktor Khristenko. Ông Khristenko cho hay, Chính phủ nước này sẽ dành 10 tỷ Rúp, tương đương 340 triệu USD, để hỗ trợ cho nhiều nhất là 200.000 người tiêu dùng muốn đổi xe cũ sang xe mới.
Như vậy, mỗi khách hàng đem xe cũ đi dập và mua xe mới sẽ được hỗ trợ một phiếu mua xe mới trị giá 50.000 Rúp, tương đương 1.700 USD. Các loại xe mới được hưởng chế độ trợ giá là xe nội của Nga hoặc xe thương hiệu ngoại sản xuất tại nước này. Hiện có khoảng 60-65 thương hiệu xe cả nội lẫn ngoại được sản xuất tại Nga.
“Bất kỳ người Nga nào sở hữu xe có năm sản xuất từ 1999 trở về trước hoặc đã sở hữu chiếc xe đó từ một năm trở lên đều có thể tham gia vào chương trình này”, ông Khristenko nói.
Chương trình này sẽ bắt đầu khởi động vào ngày 8/3 tới, nhân dịp ngày nghỉ lễ Quốc tế Phụ nữ tại Nga.
Suy thoái kinh tế đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong ngành công nghiệp ôtô của Nga. Trong mấy năm gần đây, lĩnh vực sản xuất ôtô tại Nga là một “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư cho nước này. Tuy nhiên, khủng hoảng và suy thoái nổ ra đã khiến người tiêu dùng Nga thắt lưng buộc bụng, đẩy doanh số thị trường ôtô Nga suy giảm mạnh.
Bị tác động nặng nề nhất trong số các hãng xe tại Nga là hãng Avtovaz của nước này - hãng sản xuất thương hiệu xe Lada và có tới 100.000 công nhân. Hãng xe này đã bị đẩy tới bờ vực phá sản trong thời điểm khủng hoảng căng thẳng.
Chính phủ Nga đã tìm nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nhiều người Nga, đặc biệt là ở khu vực phía Đông của nước này, có khả năng mua xe mới nhưng lại chọn mua xe cũ nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình “thưởng dập xe cũ” vừa công bố được xem là một trong số những biện pháp này.
Trước Nga, biện pháp kích cầu xe hơi kiểu này đã được nhiều nước như Đức, Mỹ, Nhật... áp dụng thành công, giúp các hãng xe cải thiện doanh số trong thời gian suy thoái này.
(Theo AFP)
Kế hoạch trên đã được trình bày trong một cuộc họp ngày 11/1 giữa Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nước này Viktor Khristenko. Ông Khristenko cho hay, Chính phủ nước này sẽ dành 10 tỷ Rúp, tương đương 340 triệu USD, để hỗ trợ cho nhiều nhất là 200.000 người tiêu dùng muốn đổi xe cũ sang xe mới.
Như vậy, mỗi khách hàng đem xe cũ đi dập và mua xe mới sẽ được hỗ trợ một phiếu mua xe mới trị giá 50.000 Rúp, tương đương 1.700 USD. Các loại xe mới được hưởng chế độ trợ giá là xe nội của Nga hoặc xe thương hiệu ngoại sản xuất tại nước này. Hiện có khoảng 60-65 thương hiệu xe cả nội lẫn ngoại được sản xuất tại Nga.
“Bất kỳ người Nga nào sở hữu xe có năm sản xuất từ 1999 trở về trước hoặc đã sở hữu chiếc xe đó từ một năm trở lên đều có thể tham gia vào chương trình này”, ông Khristenko nói.
Chương trình này sẽ bắt đầu khởi động vào ngày 8/3 tới, nhân dịp ngày nghỉ lễ Quốc tế Phụ nữ tại Nga.
Suy thoái kinh tế đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong ngành công nghiệp ôtô của Nga. Trong mấy năm gần đây, lĩnh vực sản xuất ôtô tại Nga là một “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư cho nước này. Tuy nhiên, khủng hoảng và suy thoái nổ ra đã khiến người tiêu dùng Nga thắt lưng buộc bụng, đẩy doanh số thị trường ôtô Nga suy giảm mạnh.
Bị tác động nặng nề nhất trong số các hãng xe tại Nga là hãng Avtovaz của nước này - hãng sản xuất thương hiệu xe Lada và có tới 100.000 công nhân. Hãng xe này đã bị đẩy tới bờ vực phá sản trong thời điểm khủng hoảng căng thẳng.
Chính phủ Nga đã tìm nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nhiều người Nga, đặc biệt là ở khu vực phía Đông của nước này, có khả năng mua xe mới nhưng lại chọn mua xe cũ nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình “thưởng dập xe cũ” vừa công bố được xem là một trong số những biện pháp này.
Trước Nga, biện pháp kích cầu xe hơi kiểu này đã được nhiều nước như Đức, Mỹ, Nhật... áp dụng thành công, giúp các hãng xe cải thiện doanh số trong thời gian suy thoái này.
(Theo AFP)