Ôtô tay lái nghịch có thể được vào Việt Nam

Đ. Thọ
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định về việc cho phép ôtô có tay lái nghịch vào Việt Nam
Xe tay lái nghịch không còn được sử dụng ở nhiều nước.
Xe tay lái nghịch không còn được sử dụng ở nhiều nước.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ bản dự thảo nghị định quy định về việc cho phép ôtô có tay lái nghịch (bên phải) vào Việt Nam.

Nghị định này quy định chi tiết hơn khung pháp lý đối với các loại ôtô có tay lái nghịch tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

Như vậy, theo nội dung dự thảo nghị định, các loại ôtô có tay lái nghịch sẽ được vào Việt Nam. Tuy nhiên, do pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam quy định các loại ôtô tham gia giao thông phải có tay lái thuận nên các loại xe tay lái nghịch vào Việt Nam sẽ phải hạn chế về đối tượng và đặc điểm tham gia giao thông.

Cụ thể, dự thảo nghị định quy định rõ Đại sứ quán hoặc Đại diện ngoại giao có Công hàm nêu lý do và đề nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho phương tiện thì phương tiện (có tay lái nghịch) mới được tham gia giao thông.

Đồng thời, phương tiện được chấp thuận phải bảo đảm các điều kiện về đăng ký, đảm bảo an toàn kỹ thuật; người điều khiển phương tiện phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Trong quá trình lưu hành phương tiện chỉ được hoạt động trong phạm vi và theo đúng thời hạn cho phép.

Bản dự thảo cũng nêu rõ, bên cạnh điều kiện người điều khiển phương tiện phải là người nước ngoài thì phương tiện khi tham gia giao thông còn phải đi theo đoàn và có kèm xe dẫn đường.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết, việc cho phép xe tay lái nghịch vào Việt Nam là để phát triển ngành du lịch. Do vậy, nhằm tránh trường hợp các loại xe tải có tay lái nghịch vào Việt Nam nên các loại xe tay lái nghịch được quy định tại dự thảo nghị định phải là xe chở người.

Theo một đại diện Bộ Giao thông Vận tải, đối với trường hợp xe tay lái nghịch chở người và hàng hóa sẽ chỉ được tham gia giao thông tại một số tuyến đường nhất định có biển báo song ngữ hoặc phù hợp với xe tay lái nghịch.

Đồng thời, các phương tiện này cũng phải tuân thủ Hiệp định GMS về việc tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hoá qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Các quốc gia tham gia hiệp định này bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và Trung Quốc.

Việc cho phép ô tô tay lái nghịch vào Việt Nam được cho là cần thiết nhằm phát triển ngành du lịch và tạo thuận lợi thông thương đối với một số đối tượng nhất định. Mặc dù vậy, việc các phương tiện tay lái nghịch tham gia giao thông trong khi toàn bộ hệ thống giao thông cũng các quy định lại áp dụng đối với xe tay lái thuận nên sẽ tạo nên những xáo trộn nhẫn định. Vì vậy, theo Bộ Giao thông Vận tải, việc hạn chế phương tiện tham gia với các quy định cụ thể về loại xe, đối tượng sử dụng và điều kiện sử dụng là cần thiết.

Hiện trên thế giới có không nhiều quốc gia dùng xe tay lái nghịch và quy định tham gia giao thông bên trái. Trong đó, chỉ còn các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung (*), một số thuộc địa cũ của Anh và một số nước khu vực miền Nam châu Phi. Tại châu Âu cũng chỉ còn Anh sử dụng xe tay lái nghịch. Riêng Nhật Bản và Thái Lan là trường hợp đặc biệt vẫn sử dụng xe tay lái nghịch mặc dù không thuộc khối thịnh vượng chung.

* Khối thịnh vượng chung hiện còn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên lớn có thể kể đến như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Australia, Ấn Độ, Singapore, Nam Phi, New Zealand, Canada, Nigeria, Trinidad và Tobago, Bangladesh, Jamaica…

Tin mới

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.