Thua lỗ kỷ lục, Ford “rẽ” hướng chiến lược
Với quý thua lỗ "đậm" nhất trong suốt lịch sử 105 năm, Ford buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh
Doanh số sụt giảm ở phân khúc thị trường xe bán tải (pickup) và xe đa dụng có tính năng thể thao (SUV) đã góp phần tạo ra quý thua lỗ tồi tệ nhất trong lịch sử 105 năm của hãng xe hơi Mỹ Ford. Quý 2 vừa qua, “đại gia” xe hơi này lỗ tới 8,7 tỷ USD, nặng nhất từ trước đến nay.
Để khắc phục khó khăn, Ford quyết định dịch chuyển trọng tâm từ những mẫu xe “cồng kềnh” và “ăn” xăng sang những mẫu xe nhỏ nhắn và ít tiêu hao nhiên liệu hơn.
Chồng chất khó khăn
Trong con số thua lỗ 8,7 tỷ USD nói trên, bộ phận sản xuất ôtô của Ford chỉ lỗ có hơn 1 tỷ USD, phần còn lại là thâm hụt tài sản của các nhà máy sản xuất cỡ lớn và bộ phận cho thuê xe. Sự sụt giảm giá trị của các nhà máy sản xuất xe pickup và SUV lên tới 5,3 tỷ USD. Cùng với đó, bộ phận cho thuê tài chính Ford Credit cũng chịu khoản thâm hụt tài sản 2,1 tỷ USD vì giá trị danh mục đầu tư cho thuê xe bị co lại.
Ford cho biết, trong quý 2, giá trị bán đấu giá của các loại xe đã cho thuê 24 tháng giảm 2.700 USD/ xe so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, giá trị của những xe đã cho thuê 36 tháng giảm khoảng 2.400 USD/xe.
“Những con số thua lỗ này cũng là kết quả của một xu hướng lớn đang diễn ra trên thị trường. Đó là người tiêu dùng không muốn mua xe tải và xe SUV vào thời điểm này”, CEO của Ford, ông Alan Mulally, nhận xét.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao và kinh tế Mỹ đi xuống, thị trường “khốn khổ” nhất chính là phân khúc SUV và pickup. Thị trường xe pickup và SUV ở Mỹ bắt đầu “trượt dốc” kể từ mùa xuân vừa qua khi giá xăng chạm mức 4 USD/gallon (1,06 USD/lít), khiến người tiêu dùng nhanh chóng chuyển sang sử dụng những mẫu xe nhỏ. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, doanh số những chiếc pickup “cỡ bự” đã giảm 25%, trong khi doanh số của xe SUV giảm 32%.
Từ đầu năm đến nay, doanh số thị trường xe hơi Mỹ nói chung đã giảm 10%. Riêng tại Ford, mức sụt giảm này là 14%. Ford dự báo, doanh số của toàn thị trường ôtô Mỹ năm nay sẽ chỉ đạt mức 14 -14,5 triệu chiếc, mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.
Tác động của xu hướng này đối với các hãng sản xuất ô tô không chỉ dừng ở chuyện doanh số. Số hợp đồng thuê xe và số hợp đồng vay mua xe giảm mạnh. Tại các showroom, các khách hàng mang xe cũ tới để đổi xe mới cũng giảm hẳn.
Là hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai ở Mỹ, sau GM, năm 2006 và 2007, Ford thua lỗ tổng cộng 15,3 tỷ USD. Hiện Ford “chỉ dám” hy vọng sẽ ổn định hoạt động vào năm nay và tiếp tục làm ăn có lãi vào năm tới. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Ford đã cắt giảm tới 40.000 việc làm và bán lại 3 thương hiệu hạng sang tại thị trường châu Âu.
Tình hình này này khiến các hãng sản xuất ô tô, trong đó có Ford, không còn cách nào khác là phải thay đổi sản phẩm. Trước Ford không lâu, hãng General Motors (GM) cũng công bố một kế hoạch “thắt lưng buộc bụng lớn”.
Tuy nhiên, so với các đối thủ khác, Ford “nguy” hơn cả, vì chính Ford đã phổ biến dòng xe SUV vào thập niên 1990 với mẫu xe Explorer, đồng thời đi đầu trong thời kỳ phát triển bùng nổ của dòng xe pickup với các mẫu F-series. Trong vòng ít nhất 1 thập kỷ, khoảng 60% doanh số tại Mỹ của Ford thuộc về các dòng xe tải và SUV, còn lại là doanh số của các dòng xe 4 chỗ và xe crossover. Hiện 8 trong số 14 nhà máy ở Bắc Mỹ của Ford đang sản xuất xe pickup, SUV và tải cỡ lớn.
Chiến lược mới
Đúng như dự kiến, chỉ vài ngày trước khi công bố kết quả kinh doanh quý 2, Ford đã thông báo những thay đổi lớn trong các kế hoạch sản phẩm tương lai của hãng, theo đó hãng tập trung vào những mẫu xe nhỏ và có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt, thay vì những mẫu xe lớn như pickup hay SUV.
Chiến lược mới này là kết quả của những cuộc thảo luận diễn ra từ nhiều tháng nay giữa các nhà quản lý của hãng. Theo giới chuyên môn, đây là những chuyển biến mang tính đột phá của Ford, vì 20 năm qua, Ford đã “cống hiến hết mình” cho các dòng sản phẩm pickup và SUV.
Theo kế hoạch mới này, Ford sẽ chuyển 3 nhà máy lắp ráp tại Bắc Mỹ chuyên sản xuất các mẫu xe cỡ lớn sang lắp ráp các loại xe có kích thước nhỏ. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm 2012, hãng sẽ đưa 6 mẫu xe sắp ra mắt tại thị trường châu Âu sang thị trường Mỹ, bắt đầu từ mẫu Ford Fiesta.
Trong vòng 2 năm tới, Ford dự kiến sẽ chi 2/3 chi phí phát triển sản phẩm cho những loại xe 4 chỗ và xe crossover. Gần đây, Ford chi khoảng một nửa khoản chi phí này cho xe 4 chỗ và 1 nửa cho xe pickup và SUV. Ông Mark Fields, Chủ tịch bộ phận thị trường Mỹ của Ford nói: “Mặc dù không có ý định từ bỏ vị trí dẫn đầu lâu năm trên thị trường xe cỡ lớn, chúng tôi sẽ tạo ra một hãng Ford mới ở thị trường Bắc Mỹ trên cơ sở phát triển các mẫu xe cỡ nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và xe crossover”.
Bên cạnh đó, Ford sẽ tập trung vào việc chế tạo các loại động cơ có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao. Do vậy, hãng sẽ nâng cấp hai trong số các nhà máy sản xuất động cơ V-8 và sẽ sản xuất thêm các loại động cơ có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn là động cơ 4 cylinder và động cơ V-6.
Sản lượng của Ford Focus, mẫu compact nằm trong số những mẫu xe bán chạy nhất của Ford năm nay sẽ được tăng sản lượng. Mặc dù đã bán lại ba thương hiệu hạng sang trong đó có Land Rover và Jaguar, Ford sẽ giữ lại thương hiệu Mercury và sử dụng thương hiệu này như một kênh phân phối khác cho các mẫu xe 4 chỗ cỡ nhỏ.
Để tiết kiệm, Ford cũng sẽ sử dụng những loại khung gầm có tính toàn cầu hơn cho các mẫu xe tương tự tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu và một số thị trường khác. Do đó, số khung gầm cho các mẫu xe nhỏ, tầm trung và bán tải sẽ giảm từ 25 xuống còn 9.
CEO Mulally cho biết hãng kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu được cải thiện dần dần vào năm 2010 và bày tỏ sự tin tưởng rằng hãng sẽ có đủ tiền mặt để đáp ứng kế hoạch cải cách cho tới khi đó. Tính đến cuối tháng 6, Ford có dự trữ tiền mặt ở mức 26,6 tỷ USD, giảm 2,1 tỷ USD so với cuối quý 1. Điều này có nghĩa là Ford phải “đốt” mỗi tháng 700 triệu USD để vận hành công ty.
(Theo New York Times, Reuters)
Để khắc phục khó khăn, Ford quyết định dịch chuyển trọng tâm từ những mẫu xe “cồng kềnh” và “ăn” xăng sang những mẫu xe nhỏ nhắn và ít tiêu hao nhiên liệu hơn.
Chồng chất khó khăn
Trong con số thua lỗ 8,7 tỷ USD nói trên, bộ phận sản xuất ôtô của Ford chỉ lỗ có hơn 1 tỷ USD, phần còn lại là thâm hụt tài sản của các nhà máy sản xuất cỡ lớn và bộ phận cho thuê xe. Sự sụt giảm giá trị của các nhà máy sản xuất xe pickup và SUV lên tới 5,3 tỷ USD. Cùng với đó, bộ phận cho thuê tài chính Ford Credit cũng chịu khoản thâm hụt tài sản 2,1 tỷ USD vì giá trị danh mục đầu tư cho thuê xe bị co lại.
Ford cho biết, trong quý 2, giá trị bán đấu giá của các loại xe đã cho thuê 24 tháng giảm 2.700 USD/ xe so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, giá trị của những xe đã cho thuê 36 tháng giảm khoảng 2.400 USD/xe.
“Những con số thua lỗ này cũng là kết quả của một xu hướng lớn đang diễn ra trên thị trường. Đó là người tiêu dùng không muốn mua xe tải và xe SUV vào thời điểm này”, CEO của Ford, ông Alan Mulally, nhận xét.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao và kinh tế Mỹ đi xuống, thị trường “khốn khổ” nhất chính là phân khúc SUV và pickup. Thị trường xe pickup và SUV ở Mỹ bắt đầu “trượt dốc” kể từ mùa xuân vừa qua khi giá xăng chạm mức 4 USD/gallon (1,06 USD/lít), khiến người tiêu dùng nhanh chóng chuyển sang sử dụng những mẫu xe nhỏ. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, doanh số những chiếc pickup “cỡ bự” đã giảm 25%, trong khi doanh số của xe SUV giảm 32%.
Từ đầu năm đến nay, doanh số thị trường xe hơi Mỹ nói chung đã giảm 10%. Riêng tại Ford, mức sụt giảm này là 14%. Ford dự báo, doanh số của toàn thị trường ôtô Mỹ năm nay sẽ chỉ đạt mức 14 -14,5 triệu chiếc, mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.
Tác động của xu hướng này đối với các hãng sản xuất ô tô không chỉ dừng ở chuyện doanh số. Số hợp đồng thuê xe và số hợp đồng vay mua xe giảm mạnh. Tại các showroom, các khách hàng mang xe cũ tới để đổi xe mới cũng giảm hẳn.
Là hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai ở Mỹ, sau GM, năm 2006 và 2007, Ford thua lỗ tổng cộng 15,3 tỷ USD. Hiện Ford “chỉ dám” hy vọng sẽ ổn định hoạt động vào năm nay và tiếp tục làm ăn có lãi vào năm tới. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Ford đã cắt giảm tới 40.000 việc làm và bán lại 3 thương hiệu hạng sang tại thị trường châu Âu.
Tình hình này này khiến các hãng sản xuất ô tô, trong đó có Ford, không còn cách nào khác là phải thay đổi sản phẩm. Trước Ford không lâu, hãng General Motors (GM) cũng công bố một kế hoạch “thắt lưng buộc bụng lớn”.
Tuy nhiên, so với các đối thủ khác, Ford “nguy” hơn cả, vì chính Ford đã phổ biến dòng xe SUV vào thập niên 1990 với mẫu xe Explorer, đồng thời đi đầu trong thời kỳ phát triển bùng nổ của dòng xe pickup với các mẫu F-series. Trong vòng ít nhất 1 thập kỷ, khoảng 60% doanh số tại Mỹ của Ford thuộc về các dòng xe tải và SUV, còn lại là doanh số của các dòng xe 4 chỗ và xe crossover. Hiện 8 trong số 14 nhà máy ở Bắc Mỹ của Ford đang sản xuất xe pickup, SUV và tải cỡ lớn.
Chiến lược mới
Đúng như dự kiến, chỉ vài ngày trước khi công bố kết quả kinh doanh quý 2, Ford đã thông báo những thay đổi lớn trong các kế hoạch sản phẩm tương lai của hãng, theo đó hãng tập trung vào những mẫu xe nhỏ và có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt, thay vì những mẫu xe lớn như pickup hay SUV.
Chiến lược mới này là kết quả của những cuộc thảo luận diễn ra từ nhiều tháng nay giữa các nhà quản lý của hãng. Theo giới chuyên môn, đây là những chuyển biến mang tính đột phá của Ford, vì 20 năm qua, Ford đã “cống hiến hết mình” cho các dòng sản phẩm pickup và SUV.
Theo kế hoạch mới này, Ford sẽ chuyển 3 nhà máy lắp ráp tại Bắc Mỹ chuyên sản xuất các mẫu xe cỡ lớn sang lắp ráp các loại xe có kích thước nhỏ. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm 2012, hãng sẽ đưa 6 mẫu xe sắp ra mắt tại thị trường châu Âu sang thị trường Mỹ, bắt đầu từ mẫu Ford Fiesta.
Trong vòng 2 năm tới, Ford dự kiến sẽ chi 2/3 chi phí phát triển sản phẩm cho những loại xe 4 chỗ và xe crossover. Gần đây, Ford chi khoảng một nửa khoản chi phí này cho xe 4 chỗ và 1 nửa cho xe pickup và SUV. Ông Mark Fields, Chủ tịch bộ phận thị trường Mỹ của Ford nói: “Mặc dù không có ý định từ bỏ vị trí dẫn đầu lâu năm trên thị trường xe cỡ lớn, chúng tôi sẽ tạo ra một hãng Ford mới ở thị trường Bắc Mỹ trên cơ sở phát triển các mẫu xe cỡ nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và xe crossover”.
Bên cạnh đó, Ford sẽ tập trung vào việc chế tạo các loại động cơ có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao. Do vậy, hãng sẽ nâng cấp hai trong số các nhà máy sản xuất động cơ V-8 và sẽ sản xuất thêm các loại động cơ có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn là động cơ 4 cylinder và động cơ V-6.
Sản lượng của Ford Focus, mẫu compact nằm trong số những mẫu xe bán chạy nhất của Ford năm nay sẽ được tăng sản lượng. Mặc dù đã bán lại ba thương hiệu hạng sang trong đó có Land Rover và Jaguar, Ford sẽ giữ lại thương hiệu Mercury và sử dụng thương hiệu này như một kênh phân phối khác cho các mẫu xe 4 chỗ cỡ nhỏ.
Để tiết kiệm, Ford cũng sẽ sử dụng những loại khung gầm có tính toàn cầu hơn cho các mẫu xe tương tự tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu và một số thị trường khác. Do đó, số khung gầm cho các mẫu xe nhỏ, tầm trung và bán tải sẽ giảm từ 25 xuống còn 9.
CEO Mulally cho biết hãng kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu được cải thiện dần dần vào năm 2010 và bày tỏ sự tin tưởng rằng hãng sẽ có đủ tiền mặt để đáp ứng kế hoạch cải cách cho tới khi đó. Tính đến cuối tháng 6, Ford có dự trữ tiền mặt ở mức 26,6 tỷ USD, giảm 2,1 tỷ USD so với cuối quý 1. Điều này có nghĩa là Ford phải “đốt” mỗi tháng 700 triệu USD để vận hành công ty.
(Theo New York Times, Reuters)