Thương hiệu xe tải Hàn Quốc ra mắt tại Việt Nam

Đức Thọ
Các sản phẩm xe tải đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam của Daehan mang thương hiệu Teraco
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe tải thương hiệu Teraco tại nhà máy Daehan Motors Việt Nam.<br>
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe tải thương hiệu Teraco tại nhà máy Daehan Motors Việt Nam.<br>
Hãng ôtô Hàn Quốc vừa chính thức xuất xưởng và bán ra thị trường 3 dòng xe tải đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam.

Cả 3 mẫu xe đều thuộc phân khúc xe tải nhẹ và mang thương hiệu Teraco. Trong đó, mẫu xe Tera 190 tải trọng 1,9 tấn, mẫu xe Tera 230 tải trọng 2,3 tấn và mẫu xe Tera 240 tải trọng 2,4 tấn.

Đại diện Daehan Motors Việt Nam cho biết, hiện các sản phẩm xe tải mang thương hiệu Teraco sản xuất tại Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20-25%. Trong thời gian tới, Daehan Motors sẽ nỗ lực nâng tỷ lệ nội địa hóa trên các dòng xe lên mức tối thiểu 40% để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là hướng đến mục tiêu xuất khẩu ra thị trường Đông Nam Á.

Ngay sau khi tung các dòng sản phẩm đầu tiên ra thị trường, Daehan Motors Việt Nam bắt đầu tập trung xây dựng và hoàn thiệu hệ thống phân phối, dịch vị trên toàn quốc, nhất là tại các địa phương có tiềm năng lớn về vận tải.

Ông Nguyễn Hải Trung, Chủ tịch Daehan Motors Việt Nam, cho biết việc tập trung ngay từ ban đầu vào phân khúc xe tải nhẹ được xem là một bước đi đúng hướng. Bởi trên thực tế, sức mua ở phân khúc này đang khá lớn và cũng nhiều tiềm năng nhất, các doanh nghiệp cũng dễ đạt các mục tiêu về sản xuất và chất lượng nhất.

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng các loại xe tải trong năm 2016 đạt hơn 84.000 chiếc, tăng 22% so với năm 2015. Đáng chú ý là trong đó, phân khúc xe tải nhẹ có tải trọng từ 5 tấn trở xuống chiếm đến 50%.

Các dự báo cũng cho thấy, khối lượng vận tải hàng hóa ngày càng tăng cùng quy định khắt khe về tải trọng đang khiến cho nhu cầu về xe tải tăng cao, riêng phân khúc xe tải hạng nhẹ sẽ duy trì mức tăng trưởng khoảng 20%/năm trong vài năm tới.

Daehan Motors Việt Nam chính thức thành lập vào tháng 6/2015 theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài. Nhà máy của Daehan Motors đặt tại khu công nghiệp cơ khí ôtô Tp.HCM và được xây dựng với số vốn đầu tư 20 triệu USD, công suất 20.000 xe mỗi năm. Sau hơn một năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bắt đầu từ tháng 4/2017, Daehan Motors chính thức xuất xưởng các dòng sản phẩm đầu tiên.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.