Volkswagen bị phạt thêm gần 1 tỷ USD vì gian lận khí thải

Thăng Điệp
Án phạt này nâng tổng thiệt hại đối với Volkswagen trong vụ bê bối lên gần 33 tỷ USD
Giám đốc điều hành (CEO) Volkswagen, ông Herbert Diess.
Giám đốc điều hành (CEO) Volkswagen, ông Herbert Diess.

Thiệt hại mà vụ bê bối nói dối mức khí thải động cơ diesel gây ra cho hãng xe Volkswagen tiếp tục tăng lên.

Theo tin từ trang CNN Business, Volkswagen ngày 16/10 cho biết vừa lĩnh án phạt mới do hành vi gian lận về mức khí thải tại Audi, một công ty con của hãng. Án phạt này nâng tổng thiệt hại đối với Volkswagen trong vụ bê bối lên gần 33 tỷ USD.

Vào năm 2015, Volkswagen gây chấn động toàn thế giới khi thừa nhận đã dùng phần mềm để khiến cho động cơ xe diesel do hãng sản xuất đưa ra mức khí thải thấp hơn thực tế trong các cuộc kiểm tra, nhằm mục đích lừa dối cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

Cơ quan công tố Munich, Đức ngày 17/10 áp mức phạt 800 triệu Euro, tương đương 926 triệu USD, lên Audi. Trên phạm vi toàn cầu, vụ bê bối đến nay đã khiến Volkswagen Group tổn thất 28,2 tỷ Euro, tương đương 32,7 tỷ USD. Số tiền này bao gồm tiền phạt, tiền phải nộp cho các cơ quan chức năng, tiền bồi thường và sửa xe cho khách hàng - một phát ngôn viên của hãng cho hay.

Mức thiệt hại này tương đương 12% doanh thu của Volkswagen trong năm ngoái và lớn hơn nhiều so với khoản lợi nhuận 17 tỷ Euro, tương đương gần 20 tỷ USD, của hãng.

Tuy nhiên, thiệt hại đối với Volkswagen có thể chưa dừng ở đây. Hãng này vẫn đang đối mặt một số vụ kiện, bao gồm một vụ kiện của các cổ đông ở Đức cáo buộc hãng lừa dối họ. Các cổ đông này đòi Volkswagen bồi thường số tiền hơn 9 tỷ Euro, tương đương 10,4 tỷ USD.

Volkswagen ngày 16/10 nói hãng chấp nhận án phạt mới nhất của nhà chức trách Đức và sẽ không kháng cáo, đồng thời cảnh báo khoản phạt này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận 2018.

Giá cổ phiếu Volkswagen và Audi cùng tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Volkswagen đã giảm giá 11%.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.