Xế cũng theo phong thuỷ

Với nhiều người, xe hơi được coi là ngôi nhà thứ hai. Mà đã là nhà thì phải thuận phong thuỷ
Không chỉ là việc thay đổi những món đồ nội, ngoại thất của chiếc xe, nhiều chủ nhân còn có những cách cầu may khác cho chiếc xe của mình.
Không chỉ là việc thay đổi những món đồ nội, ngoại thất của chiếc xe, nhiều chủ nhân còn có những cách cầu may khác cho chiếc xe của mình.
Với nhiều người, xe hơi được coi là ngôi nhà thứ hai. Mà đã là nhà thì phải thuận phong thuỷ. Hãy thử xem phong thuỷ của xe hơi như thế nào?

Cả giới chơi xe phải ngạc nhiên khi thấy anh Tài, một doanh nhân giàu có mang sơn lại hết chiếc Mercedes S vừa nhập về mới cáu cạnh từ màu đen sang màu xám bạc, dù chẳng hề xây xước chút nào.

“Đã thích chiếc này từ lâu nhưng Mer Việt Nam không có nên phải nhập, mà nhập thì không có màu hợp với mình, nên đành phải cầu cạnh xin đổi màu sơn. Màu đen rất khắc với mạng hoả của mình, theo sách phong thuỷ thì làm ăn tàn lụi lắm, vậy nên có tốn thêm cũng cố sơn màu khác vậy”. Thì ra anh Tài tốn thêm gần trăm triệu để đổi màu xe vì nó không hợp với mạng của mình.

Hay chuyện quyết tâm chờ bằng được để mua chiếc xe Daewoo nhập khẩu màu xanh, có giá cao hơn nhiều so với xe cùng loại màu đỏ sản xuất trong nước của một vị tiểu thương ở chợ An Đông, đơn giản chỉ vì “Xe màu đỏ không hợp với mạng mộc”.

Chị Tâm vợ anh Dũng, chẳng hiểu mô tê trời đất thế nào mà bỗng dưng, thùng đựng đá, làm lạnh đồ ăn mini vừa sắm về để trên xe, sử dụng cho gia đình trong những chuyến đi du lịch, lại bị chồng vứt lăn lóc vào xó bếp, nhất định không cho để lên xe.

Cãi vã một hồi mới vỡ lẽ, thùng nước đá để trên xe không hợp với phong thuỷ, không hợp với mạng của anh, chính vì vậy mà ngay cả hộc đựng ly sẵn có của xe được anh thay thế bằng một hộp đựng CD để tránh “phá cách”, anh Dũng cho rằng. “Nước trong phòng là kỵ nhất với phong thuỷ của những nơi mình ở hay làm việc và với cả phương tiện sử dụng”.

Khác với anh Dũng, Khoa là chủ nhân trẻ của một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, quyết định thay toàn bộ nội thất màu kem của chiếc xe, dù toàn là đồ xịn.

“Biết đây là bộ nội thất ‘gin’ theo xe rất tốt, nhưng vì màu kem không hợp với mình. Hôm đi xem (xem bói), thầy nói không được để màu trắng, làm ăn không lên, vì vậy, đành đặt hàng của Việt Nam, làm lại bộ bọc ghế màu đỏ đen phối hợp. Những màu đó là phát nhất với mình. Tiện thể đợt này độ lại ghế da, mình quyết định lột luôn cả bộ phim dán kính. Màu trà tiện và mát, nhưng lại tối, nó làm cản hết cả phong thuỷ của xe, trong khi thời gian mình ngồi trên xe còn nhiều hơn ngồi trong nhà, phong thuỷ không tốt thì khó làm ăn lắm”.

Không chỉ là việc thay đổi những món đồ nội, ngoại thất của chiếc xe, nhiều chủ nhân còn có những cách cầu may khác cho chiếc xe của mình.

Linh, một cô chủ trẻ vui mừng nói chuyện sau khi đã xin được bùa (ấn điền trạch) từ một chùa nổi tiếng tận Bình Dương mang theo người: “Sau khi bị tai nạn, đi hỏi thì nhà chùa mới cho biết, phong thuỷ chiếc xe đó không hợp lắm với mình, vì không đổi được xe khác ngay, nên thầy đã cho mình lá bùa này luôn mang theo khi đi trên xe. Nó không chỉ giúp cản tà, tránh khí mà còn giúp cho chuyện làm ăn được phát tài. Mà kể cũng lạ, hơn tháng nay đi đâu, làm chuyện gì cũng thấy may mắn, thuận buồm xuôi gió”. Vừa nói, Linh vừa khoe lá bùa.

Chẳng biết lá bùa đó giúp được Linh đến đâu, nhưng khi hỏi rõ hơn mới biết, trước đó Linh gây ra vụ tai nạn sau một chặp “nốc” rượu say khướt tại một quán bar cùng bạn bè (?!). Không chỉ là một lá bùa, Linh còn cho biết thêm “Thấy mọi người bảo, ám khí vẫn còn bám sau vụ đó, nên nhân vụ xin bùa, mình mang cả xe lên chùa nhờ các thầy rửa sạch tà bằng nước thánh. Như vậy mới sạch hết những gì còn bám víu theo xe”.

Tin hay không thì tuỳ, nhưng thử để ý xem, những chiếc xe dân dụng, thiết kế của xe bao giờ cũng theo một quy tắc “Tứ linh kinh điển” - cân bằng hai bên, tổng thể xe hơi dốc về phía trước.

Cũng có chiếc xe có thiết kế vỏ bọc nhìn thấp hẳn ở phía sau, nhưng đó chỉ là cảm giác khi nhìn bên ngoài, thực ra, khi bạn ngồi vào trong, chiếc xe vẫn có chiều dốc về phía trước, do thiết kế gầm xe hoặc toàn khung xe.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.