Xe Tesla “chết pin bất thình lình”, chủ xe tá hoả vì chi phí sửa quá lớn

Khôi Nguyên
Một chủ sở hữu xe Tesla cho biết anh ta đã không làm cách nào sử dụng được chiếc Model S của mình sau khi pin chết bất ngờ. Đặc biệt, nhà sản xuất ô tô nói với anh ta sẽ phải tốn hơn 20.000 USD để sửa chữa.
Xe Tesla “chết pin bất thình lình”, chủ xe tá hoả vì chi phí sửa quá lớn - Ảnh 1

Tuần trước, Mario Zelaya, chủ sở hữu chiếc Model S đã đăng một video trên TikTok nêu vấn đề này và ngay lập tức nhận được hơn 15 triệu lượt xem.

Trên TikTok, Zelaya cho biết pin trên chiếc Model S của anh đã chết hoàn toàn, khiến anh không thể vào bên trong xe hoặc thậm chí lấy các giấy tờ sở hữu bên trong xe để bán nó.

"Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên mua một chiếc Tesla", Zelaya bức nói trong video. Anh cho biết mình đã mua chiếc xe mới với giá 140.000 USD vào năm 2013.

Tuy nhiên, cả Zelaya và người phát ngôn của Tesla không bình luận gì thêm với báo chí.

Thực tế, chủ sở hữu Tesla có thể vào trong chiếc xe theo cách thủ công bằng cách tháo cản trước nhưng Zelaya nói mình "không có thời gian cho việc đó”.

Trong một video khác trước đó, chủ sở hữu chiếc xe Tesla ở Toronto đã đăng hình ảnh ước tính dịch vụ từ Tesla vào ngày 14 tháng 3. Ước tính cho thấy pin thay thế cho xe điện sẽ có giá lên tới hơn 21.000 USD. Chiếc xe cần thay thế sau khi chạy được hơn 123.000 km.

CEO Tesla Elon Musk cho biết, pin của Tesla được thiết kế để chạy trong khoảng 482.000 km đến 800.000 km hoặc khoảng thời gian sử dụng là từ 21 đến 25 năm trước khi chúng cần được thay thế. Năm ngoái, Electrek báo cáo rằng các chủ sở hữu Tesla đã nhận được ước tính thay thế gói pin từ 20.000 đến 30.000 USD.

Quay trở lại câu chuyện của Zelaya, anh này cho biết đã mang xe đến Tesla sau khi nhận được thông báo cảnh báo "pin điện áp cao" - một vấn đề có thể khiến pin EV bốc cháy. Zelaya sau đó nhận được thông báo rằng vấn đề này sẽ không được bảo hành.

Sau đó, khi Zelaya đưa Model S đến Bộ Giao thông vận tải Canada, các kỹ thuật viên nói với anh rằng pin đã bị gỉ vì ống xả của bộ phận điều hòa không khí của xe được đặt trên hộp pin và liên tục bị rò rỉ nước vào bộ phận pin.

Theo thông tin cập nhật mới nhất, Zelaya cuối cùng đã có thể bán chiếc xe sau khi trả 30 USD cho giấy tờ sở hữu mới. Chủ sở hữu mới của chiếc Model S đã phải cạy mở cản trước để vào trong xe.

"Đó sẽ là phần cuối trong hành trình Tesla của tôi", Zelaya nói trong video.

Đây không phải là lần đầu tiên chủ sở hữu Tesla lên tiếng lo ngại về vấn đề kiểm soát chất lượng. Năm ngoái, một người đàn ông đến từ Phần Lan đã quay video tự phá huỷ chiếc Tesla Model S 2013 của mình sau khi anh ta phát hiện ra rằng một cục pin thay thế sẽ có giá 22.600 USD. Người này sau được xác định cũng có pin xe bị hư do nước.

Vào tháng 8, Vox báo cáo rằng các chủ sở hữu đã nộp hàng nghìn đơn khiếu nại về các trung tâm dịch vụ của Tesla. Năm ngoái, tờ Insider cũng từng đưa tin rằng các tài xế đã lên mạng xã hội để báo cáo các vấn đề với những chiếc Tesla mới tinh của họ, bao gồm cả việc sơn kém và các tấm ốp xe bị lệch.

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.