10 ôtô kém khách nhất Việt Nam 2016

Đức Thọ
Nhóm xe kém khách nhất thị trường ôtô Việt Nam năm 2016 vừa qua hầu hết vẫn là những cái tên quen thuộc
Có đến 7/10 mẫu xe trong nhóm kém khách nhất thị trường mang các thương hiệu ôtô Nhật Bản.<br>
Có đến 7/10 mẫu xe trong nhóm kém khách nhất thị trường mang các thương hiệu ôtô Nhật Bản.<br>
Trái với vài xáo trộn ở nhóm xe bán chạy, nhóm xe kém khách nhất thị trường năm 2016 vừa qua hầu hết vẫn là những cái tên quen thuộc.

Trong đó, Mitsubishi Pajero có lẽ là mẫu xe khó có thể thoát khỏi nhóm “đèn đỏ”, trừ khi hãng xe Nhật Bản quyết định dừng bán để thay thế bằng một mẫu xe khác.

Điểm yếu của Pajero không nằm ở khả năng vận hành, nhất là chạy off-road hoặc đối mặt với những cung đường khó, mà nằm ở mức giá bán cao và sự nghèo nàn về trang bị công nghệ so với các đối thủ. Chiến lược marketing của Mitsubishi cũng là một “vấn đề” đối với mẫu SUV này.

Bên cạnh đó, phân khúc mà Pajero tham gia cũng vốn không phải là nơi để các hãng xe chú trọng vào sản lượng bán hàng. Đó cũng là lý do để ngay cả các đối thủ được đánh giá cao của Pajero là Toyota Land Cruiser cũng thường ngấp nghé nhóm xe kém khách.

Tương tự là trường hợp của Mazda CX-9. Giá bán không phải là lực cản đối với “gia đình” VinaMazda bởi cùng với Kia, Thaco Group luôn có chính sách giá khá tốt dành cho cả 2 thương hiệu. Nhưng ở phân khúc này, người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm khách hàng cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ hay doanh nghiệp lại có lựa chọn tốt hơn là Toyota Land Cruiser hoặc gần một chút là Toyota Land Prado.

Không ế ấm nhất song bộ đôi Mekong gồm Pronto và Premio cũng được coi là hai mẫu xe kém khách… bền vững. Chỉ sự xuất hiện ở các con số thống kê và bản thân số ít những chiếc xe trên đường phố mới cho biết Pronto và Premio có mặt trên thị trường.

Còn lại, hãng xe này gần như hoàn toàn im ắng trong việc quảng bá. Đó là một lý do khiến Pronto và Premio ít được người tiêu dùng lựa chọn, bên cạnh các yếu tốt quan trọng khác là mẫu mã và chất lượng không được đánh giá cao.

Suzuki Grand Vitara và Ertiga là hai cái tên “ế” bất ngờ. Bộ đôi này tham gia vào hai phân khúc đang khá sôi động trên thị trường là đa dụng 5 chỗ ngồi và 7 chỗ ngồi nhưng lại bị lọt vào nhóm có sản lượng bán hàng thấp nhất.

Lý do có lẽ nằm ở sự nửa vời của cả Grand Vitara lẫn Ertiga. Trong đó, Grand Vitara là mẫu xe được hãng xe Nhật Bản cải tiến nhằm thổi một luồng gió mới trên thị trường và tạo sự khác biệt, nhưng chính việc cải tiến chưa đủ lại khiến Grand Vitara chịu thua thiệt về doanh số ngay với cái tên quen thuộc là Vitara.

Tương tự, Ertiga được thiết kế 7 chỗ ngồi nhưng do cố gắng tạo nên mức giá thấp thì đổi lại, kích cỡ và thiết kế, trang bị yếu hơn lại khiến khả năng cạnh tranh bị bỏ ngỏ. Với Ertiga, dường như Suzuki chưa tham khảo trường hợp của “đồng hương” Nhật Bản là Nissan với trường hợp Grand Livina.

Đáng chú ý, Nissan Grand Livina là mẫu xe có khả năng vận hành tốt mà thậm chí còn rơi vào ế ẩm thì việc Suzuki Ertiga không đắt khách cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Đáng tiếc nhất là sự xuất hiện của thương hiệu Honda với Accord và Odyssey. Cả hai mẫu xe này đều là những cái tên được người tiêu dùng Việt Nam ưa thích, thậm chí là mơ ước.

Tuy nhiên, việc Accord được định vị nhỉnh hơn một chút so với các đối thủ như Toyota Camry, Kia Optima hay Hyundai Sonata đã khiến giá bán cao hơn trong khi sự hơn thua về thiết kế, nhất là trang bị công nghệ là không nhiều. Do đó, người tiêu dùng cũng dễ lựa chọn đối thủ của Accord hơn.

Trước đây, Honda Odyssey luôn được coi là đối trọng với Toyota Sienna. Bởi vậy, sự khác biệt là không nhiều. Nhưng từ khi Kia đem về Sedona với mức giá bán lẻ “mềm” hơn trên 500 triệu, cho dù bị đánh giá thua kém nhiều mặt song do khoảng cách giá lớn khiến cho Sedona trở thành một lựa chọn ưu thế so với Odyssey, mẫu MPV cao cấp thực thụ.

Với mẫu xe thể thao FT86, việc xuất hiện trong danh mục sản phẩm của Toyota Việt Nam cũng chỉ để… cho có. Trên thực tế, liên doanh ôtô Nhật Bản cũng chỉ nhập khẩu FT86 khi có đặt hàng từ người tiêu dùng và đây cũng không phải sản phẩm được đặt nặng vai trò bán hàng. Vai trò doanh số đã có các “anh em” khác đảm trách như Vios, Fortuner, Innova hay một loạt các mẫu xe đắt khách khác.

10 ôtô kém khách nhất thị trường Việt Nam năm 2016
SttMẫu xeThương hiệuSản lượng (chiếc)
12/20162016
1FT86Toyota00
2PajeroMitsubishi127
3Grand VitaraSuzuki330
4CX-9Mazda076
5SportageKia099
6ProntoMekong12136
7PremioMekong29217
8AccordHonda25240
9OdysseyHonda18229
10ErtigaSuzuki42401
Nguồn: Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.