Ai chơi “xế độc”?
Không biết ai là chủ nhân thật sự của chúng, thông tin về chủ xe cũng như giá cả thật sự hoàn toàn nằm trong vòng bí mật
Sau gần bảy tháng cho phép nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng, đã có hơn 500 xe được nhập về, trong đó 60% là các dòng xe hạng sang có giá gấp 2-3 lần xe trong nước lắp ráp.
Mặc dù giá xe trong mấy ngày gần tết đã tăng 3.000-6.000 USD/chiếc nhưng vẫn không có xe để mua.
Thấy xe nhưng không biết chủ
Thị trường Việt Nam tuy nhỏ nhưng các nhãn hiệu xe xịn trên thị trường thế giới như BMW, Lexus, Mercedes-Benz, Porsche, Aston Martin, Bentley, Audi, Jaguar... đều có mặt.
Trong tổng số xe được nhập khẩu vào Việt Nam, Công ty Hoàng Trọng (Tp.HCM) nhập nhiều nhất với trên 100 chiếc, chủ yếu là xe hạng sang cao cấp và thuộc dạng hàng "độc" ở Việt Nam.
Đáng kể là những chiếc Maybach 62, Bentley Continental 2, Audi Q7 đời 2007, Cadillac Escalade đời 2007, Mercedes-Benz S550 đời 2007, Mercedes-Benz R500 và BMW 650 hai cửa đời 2006... với giá thấp nhất cũng 70.000 USD cho đến vài trăm ngàn USD/chiếc. Mặc dù sở hữu những chiếc xe đắt tiền nhưng gần như đã hình thành một luật bất thành văn là các chủ nhân của những chiếc xe này luôn giấu mặt.
Không biết ai là chủ nhân thật sự của chúng, thông tin về chủ xe cũng như giá cả thật sự hoàn toàn nằm trong vòng bí mật.
Duy, một doanh nhân chuyên nhập ôtô ở quận 11, Tp.HCM, cho biết đa số chủ nhân của những chiếc xe này là các chủ doanh nghiệp. Không phân biệt rõ ràng nhưng dòng BMW 5-series, 7-series thường được lớp doanh nhân trẻ, năng động ưa thích. Mercedes S class dành cho doanh nhân lớn tuổi hơn một chút. Các “quí tử” thì chuộng BMW, xe thể thao.
Duy cho biết trong danh sách khách hàng của anh gần đây đã có thêm những doanh nhân kinh doanh thủy hải sản và lúa gạo ở miền Tây, một số doanh nhân kinh doanh sắt thép xây dựng năm rồi ăn nên làm ra. Đặc biệt, nhóm mới nổi đó là những người đã thắng trong kinh doanh cổ phiếu.
Cũng theo Duy, những người đi xe “độc” ít khi mua góp, có hơn 80% khách đã trả ngay bằng tiền mặt.
Giám đốc một công ty có thâm niên bảy năm kinh doanh xe hơi ở Hà Nội cho biết ngày càng nhiều sếp có nhu cầu mua xe đắt tiền. Trong đó ông nhớ nhất vị khách là giám đốc một công ty xây dựng, chỉ trong năm ngoái ông này đã đổi xe tới 10 lần, hàng nào cũng thuộc nhóm đắt tiền, cực đẹp và cực hiếm.
Ôtô đi... máy bay
D. cho biết ông đã bán một chiếc Mercedes S600 đời 2005 mang bảng số 52Y... cho giám đốc một công ty thép với giá 4,5 tỉ đồng. Chiếc Maybach 62 nhập về Việt Nam cuối năm ngoái theo yêu cầu của doanh nhân T.L.N. trong ngành chế biến thực phẩm với giá sau khi hoàn tất các thủ tục khoảng 580.000 USD.
Chiếc Rolls Royce màu đỏ đời 1995 của bà H. trong ngành địa ốc hiện đang sử dụng không có giá chính thức nhưng theo T. - chuyên nhập xe cũ, giá chiếc này có thể không dưới 1 triệu USD. Chiếc Bentley Continental của cửa hàng bán xe Hoàng Trọng bán cho một nhà giàu tên K. có giá chừng 500.000 USD.
T. tiết lộ một “con” Rolls Royce đang trên đường về Việt Nam có giá hơn 1 triệu USD theo đơn đặt hàng của một nhà giàu nhưng thật “tiếc” phải qua tết xe này mới có mặt tại Việt Nam.
Xe nhập khẩu chủ yếu được mua theo đơn đặt hàng của khách hàng và mất trung bình khoảng 2-3 tháng để nhập xe về Việt Nam theo đường tàu biển. Giới nhập khẩu ôtô chủ yếu nhập xe từ Mỹ vì hàng nhiều và giá có phần rẻ hơn xe nhập khẩu từ châu Âu.
Các xe này trung bình đã chạy được 2.000-3.000 dặm nên khi về đến Việt Nam vẫn còn trong tình trạng rất tốt, thậm chí có những chiếc nhìn như... mới khui thùng. Những chiếc xe này thường sau khi về đến Việt Nam chỉ cần “tút” lại bên ngoài, còn nội thất và máy móc gần như chẳng phải đụng chạm gì đến.
Nhưng chơi xe cũng lắm công phu và không phải người có tiền nào cũng có thể tham gia. Chỉ có một số rất ít người am hiểu về ôtô mới có thể đặt mua những mẫu xe mới được nhà sản xuất tung ra ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, từ đặt hàng đến khi xe về đến Việt Nam mất khoảng 2-3 tháng.
Do vậy, những người giàu đam mê ôtô đã chấp nhận chi thêm tiền để đưa chiếc “xe cưng” sớm về Việt Nam bằng đường... máy bay.
Chính nhờ những “nhà giàu chịu chơi” này mà thị trường ôtô Việt Nam đã được kết nối với thị trường ôtô thế giới. Trong giới chơi xe đang kháo nhau về chiếc BMW X5 đời 2007 mới giới thiệu ở Đức nhưng đã xuất hiện trong sân của một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hay chiếc Lexus - LS460 với giá chừng 300.000 USD cũng đã lăn bánh tại Việt Nam... Nghe nói chủ của nó là một người trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Chơi xe “độc” cũng có... năm bảy đường. Ngoài con đường nhập chính ngạch, cũng có cách để đưa xe xịn về Việt Nam thông qua các dự án (mang bảng số NN), đường ngoại giao (mang bảng số NG), tài sản của Việt kiều, xe tạm nhập tái xuất. Chơi những loại xe này thường ít tốn kém hơn do có giá rẻ hơn chút ít nhờ chưa có... thuế nhập khẩu.
Theo H. - một nhà nhập khẩu ôtô, bộ hồ sơ mang bảng số NN hoặc NG có giá 17.000-20.000 USD/xe hoặc nhỉnh hơn nhưng “đảm bảo đầy đủ giấy tờ để chuyển sang bảng (số) trắng bất cứ lúc nào”. Tuy nhiên, theo vị giám đốc này, xe mang biển NN hiện không còn được khách hàng chuộng nhiều vì “giá xe giờ không còn đắt như trước, chưa kể những người chơi xe cũng nhiều tiền hơn nên xu hướng chung là mua xe đã đóng thuế đầy đủ để có một con xe sở hữu riêng”.
Mặc dù giá xe trong mấy ngày gần tết đã tăng 3.000-6.000 USD/chiếc nhưng vẫn không có xe để mua.
Thấy xe nhưng không biết chủ
Thị trường Việt Nam tuy nhỏ nhưng các nhãn hiệu xe xịn trên thị trường thế giới như BMW, Lexus, Mercedes-Benz, Porsche, Aston Martin, Bentley, Audi, Jaguar... đều có mặt.
Trong tổng số xe được nhập khẩu vào Việt Nam, Công ty Hoàng Trọng (Tp.HCM) nhập nhiều nhất với trên 100 chiếc, chủ yếu là xe hạng sang cao cấp và thuộc dạng hàng "độc" ở Việt Nam.
Đáng kể là những chiếc Maybach 62, Bentley Continental 2, Audi Q7 đời 2007, Cadillac Escalade đời 2007, Mercedes-Benz S550 đời 2007, Mercedes-Benz R500 và BMW 650 hai cửa đời 2006... với giá thấp nhất cũng 70.000 USD cho đến vài trăm ngàn USD/chiếc. Mặc dù sở hữu những chiếc xe đắt tiền nhưng gần như đã hình thành một luật bất thành văn là các chủ nhân của những chiếc xe này luôn giấu mặt.
Không biết ai là chủ nhân thật sự của chúng, thông tin về chủ xe cũng như giá cả thật sự hoàn toàn nằm trong vòng bí mật.
Duy, một doanh nhân chuyên nhập ôtô ở quận 11, Tp.HCM, cho biết đa số chủ nhân của những chiếc xe này là các chủ doanh nghiệp. Không phân biệt rõ ràng nhưng dòng BMW 5-series, 7-series thường được lớp doanh nhân trẻ, năng động ưa thích. Mercedes S class dành cho doanh nhân lớn tuổi hơn một chút. Các “quí tử” thì chuộng BMW, xe thể thao.
Duy cho biết trong danh sách khách hàng của anh gần đây đã có thêm những doanh nhân kinh doanh thủy hải sản và lúa gạo ở miền Tây, một số doanh nhân kinh doanh sắt thép xây dựng năm rồi ăn nên làm ra. Đặc biệt, nhóm mới nổi đó là những người đã thắng trong kinh doanh cổ phiếu.
Cũng theo Duy, những người đi xe “độc” ít khi mua góp, có hơn 80% khách đã trả ngay bằng tiền mặt.
Giám đốc một công ty có thâm niên bảy năm kinh doanh xe hơi ở Hà Nội cho biết ngày càng nhiều sếp có nhu cầu mua xe đắt tiền. Trong đó ông nhớ nhất vị khách là giám đốc một công ty xây dựng, chỉ trong năm ngoái ông này đã đổi xe tới 10 lần, hàng nào cũng thuộc nhóm đắt tiền, cực đẹp và cực hiếm.
Ôtô đi... máy bay
D. cho biết ông đã bán một chiếc Mercedes S600 đời 2005 mang bảng số 52Y... cho giám đốc một công ty thép với giá 4,5 tỉ đồng. Chiếc Maybach 62 nhập về Việt Nam cuối năm ngoái theo yêu cầu của doanh nhân T.L.N. trong ngành chế biến thực phẩm với giá sau khi hoàn tất các thủ tục khoảng 580.000 USD.
Chiếc Rolls Royce màu đỏ đời 1995 của bà H. trong ngành địa ốc hiện đang sử dụng không có giá chính thức nhưng theo T. - chuyên nhập xe cũ, giá chiếc này có thể không dưới 1 triệu USD. Chiếc Bentley Continental của cửa hàng bán xe Hoàng Trọng bán cho một nhà giàu tên K. có giá chừng 500.000 USD.
T. tiết lộ một “con” Rolls Royce đang trên đường về Việt Nam có giá hơn 1 triệu USD theo đơn đặt hàng của một nhà giàu nhưng thật “tiếc” phải qua tết xe này mới có mặt tại Việt Nam.
Xe nhập khẩu chủ yếu được mua theo đơn đặt hàng của khách hàng và mất trung bình khoảng 2-3 tháng để nhập xe về Việt Nam theo đường tàu biển. Giới nhập khẩu ôtô chủ yếu nhập xe từ Mỹ vì hàng nhiều và giá có phần rẻ hơn xe nhập khẩu từ châu Âu.
Các xe này trung bình đã chạy được 2.000-3.000 dặm nên khi về đến Việt Nam vẫn còn trong tình trạng rất tốt, thậm chí có những chiếc nhìn như... mới khui thùng. Những chiếc xe này thường sau khi về đến Việt Nam chỉ cần “tút” lại bên ngoài, còn nội thất và máy móc gần như chẳng phải đụng chạm gì đến.
Nhưng chơi xe cũng lắm công phu và không phải người có tiền nào cũng có thể tham gia. Chỉ có một số rất ít người am hiểu về ôtô mới có thể đặt mua những mẫu xe mới được nhà sản xuất tung ra ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, từ đặt hàng đến khi xe về đến Việt Nam mất khoảng 2-3 tháng.
Do vậy, những người giàu đam mê ôtô đã chấp nhận chi thêm tiền để đưa chiếc “xe cưng” sớm về Việt Nam bằng đường... máy bay.
Chính nhờ những “nhà giàu chịu chơi” này mà thị trường ôtô Việt Nam đã được kết nối với thị trường ôtô thế giới. Trong giới chơi xe đang kháo nhau về chiếc BMW X5 đời 2007 mới giới thiệu ở Đức nhưng đã xuất hiện trong sân của một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hay chiếc Lexus - LS460 với giá chừng 300.000 USD cũng đã lăn bánh tại Việt Nam... Nghe nói chủ của nó là một người trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Chơi xe “độc” cũng có... năm bảy đường. Ngoài con đường nhập chính ngạch, cũng có cách để đưa xe xịn về Việt Nam thông qua các dự án (mang bảng số NN), đường ngoại giao (mang bảng số NG), tài sản của Việt kiều, xe tạm nhập tái xuất. Chơi những loại xe này thường ít tốn kém hơn do có giá rẻ hơn chút ít nhờ chưa có... thuế nhập khẩu.
Theo H. - một nhà nhập khẩu ôtô, bộ hồ sơ mang bảng số NN hoặc NG có giá 17.000-20.000 USD/xe hoặc nhỉnh hơn nhưng “đảm bảo đầy đủ giấy tờ để chuyển sang bảng (số) trắng bất cứ lúc nào”. Tuy nhiên, theo vị giám đốc này, xe mang biển NN hiện không còn được khách hàng chuộng nhiều vì “giá xe giờ không còn đắt như trước, chưa kể những người chơi xe cũng nhiều tiền hơn nên xu hướng chung là mua xe đã đóng thuế đầy đủ để có một con xe sở hữu riêng”.