Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam

Trí Dũng
Xuất hiện tại triển lãm Vietnam Motor Show 2012, siêu xe Audi R8 Spyder thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan
"Xế độc" này được Audi xếp tại vị trí quan trọng nhất của gian hàng.
"Xế độc" này được Audi xếp tại vị trí quan trọng nhất của gian hàng.
Xuất hiện tại triển lãm Vietnam Motor Show 2012, chiếc siêu xe Audi R8 Spyder thu hút sự quan tâm của khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

R8 là cái tên không còn lạ lẫm với giới mộ điệu siêu xe song với bản Spyder mui trần thì đây là chiếc đầu tiên và cũng là duy nhất hiện có mặt tại Việt Nam. Chiếc xe này được Audi Việt Nam đưa về nước theo diện tạm nhập tái xuất nhằm thăm dò thị hiếu người tiêu dùng trước khi quyết định phân phối chính thức.

Cũng vì thế, không phải ngẫu nhiên mà siêu xe này được Audi xếp tại vị trí quan trọng nhất của gian hàng. Chiếc R8 Spyder có mặt tại triển lãm năm nay là bản trang bị động cơ V8 dung tích 4.2 lít đời 2012. Xe có công suất cực đại 424 mã lực và mô-men xoắn cực đại 430 Nm. Hộp số là loại tự động S-tronic. Siêu xe này có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4,3 giây và tốc độ tối đa đạt 300 km/h.

Ngoài sự khác biệt về hệ truyền động thì R8 Spyder V8 cũng khác bản Spyder V10 ở một số chi tiết ngoại thất như hốc gió có 3 nan thay vì 2 nan cùng cụm 4 ống pô chia làm đôi.

Audi R8 Spyder sẽ có mặt trong suốt thời gian diễn ra triển lãm từ ngày 26-30/9 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.

Hình ảnh chi tiết Audi R8 Spyder tại Vietnam Motor Show 2012:

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 1

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 2

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 3

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 4

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 5

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 6

Cận cảnh “xế độc” Audi R8 Spyder tại Việt Nam - Ảnh 7

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?