CEO Audi: “Lợi nhuận từ xe điện không thua kém xe chạy động cơ đốt trong”

Minh Long
Tất cả mọi thứ từ pin đến động cơ và phần mềm để điều khiển xe điện đều cần nhiều giờ phát triển. Điều đó đương nhiên tốn thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, sẽ không mất nhiều thời gian để khoản đầu tư khổng lồ đó bắt đầu sinh ra lợi nhuận...
Audi E-Tron - SUV mang sứ mệnh là “phát súng” đầu tiên của Audi trong cuộc chiến xe điện.
Audi E-Tron - SUV mang sứ mệnh là “phát súng” đầu tiên của Audi trong cuộc chiến xe điện.

Sau hàng trăm năm xây dựng các phương tiện chủ yếu chạy bằng động cơ đốt trong, các nhà sản xuất ô tô trên thế giới hiện đã và đang bơm hàng tỷ USD vào sự phát triển của công nghệ xe điện với mong muốn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận và thân thiện với môi trường.

Nhận định về vấn đề lợi nhuận từ xe điện có thể mang lại, CEO Audi Markus Duesmann đánh giá: “Thời điểm mà chúng tôi kiếm được nhiều tiền với ô tô điện như với ô tô động cơ đốt trong là ngay bây giờ và những năm tới. Hiện tại, giá của chúng rất đồng đều.

Thông qua khả năng sáng tạo của mình, chúng tôi sẽ cung cấp cho người dùng các lựa chọn di chuyển bền vững và không có carbon. Tôi tin tưởng vào sự thành công của công nghệ và sự đổi mới với xe điện”.

Mới đây, Audi cũng đã thông báo rằng hãng sẽ chỉ tung ra các mẫu xe chạy điện thuần túy bắt đầu từ năm 2026 và ngừng sử dụng động cơ xăng và diesel vào năm 2033.

Audi đã đóng góp hơn 1/4 lợi nhuận tổng thể cho Tập đoàn Volkswagen, tập đoàn có các thương hiệu nổi tiếng Volkswagen và Porsche cùng những thương hiệu khác.

Dưới quyền quản lý của Audi là Lamborghini, Bentley và Ducati nhưng trước xu thế phát triển của xe điện, các thương hiệu này vẫn tiếp tục sẽ được phát triển dù có thể sinh lời chậm.

“Những thương hiệu này về lâu dài là những thương hiệu có giá trị sinh lời rất cao, nơi chúng tôi thậm chí có thể mở rộng mức độ hơn nữa trong tương lai", Duesmann cho hay.

Bất chấp lợi nhuận chung của thương hiệu, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đang diễn ra khiến các doanh nghiệp đau đầu, Audi cũng không nằm ngoài xu thế này.

"Chúng tôi đã có một nửa đầu rất mạnh mẽ vào năm 2021. Nhưng chúng tôi thực sự gặp khó khăn. Trên thực tế, sự cố nghiêm trọng đến mức thương hiệu buộc phải vào "quy trình xử lý sự cố hàng ngày" để hạn chế thiệt hại do thiếu chip”, Duesmann nói thêm.

Tin tốt cho nhà sản xuất ô tô này là Audi đã có thể tăng tỷ suất lợi nhuận của mình từ 8% trước đại dịch năm 2019 lên 10,7% trong nửa đầu năm 2021. Trong khi tình trạng thiếu chip khác nhau sẽ không xảy ra và có thể tốt hơn rất nhiều so với phần còn lại của năm 2021.

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.