CEO Rolls-Royce về hưu sau 14 năm cầm quyền
Giám đốc điều hành (CEO) John Rose của hãng động cơ máy bay Rolls-Royce chuẩn vị “về vườn” sau 14 năm đảm nhiệm vị trí này
Giám đốc điều hành (CEO) John Rose của hãng động cơ máy bay Rolls-Royce chuẩn vị “về vườn” sau 14 năm đảm nhiệm vị trí này.
Hãng tin BBC cho biết, Rolls-Royce hiện đã tìm được người kế nhiệm ông Rose, đó là đương kim CEO của hãng bán lẻ Ahold của Hà Lan, ông John Rishton.
Tính tới lúc về hưu, ông Rose đã có gần 3 thập kỷ làm việc tại Rolls-Royce. Chủ tịch hãng, ông Simon Robertson, nhận xét, ông Rose đã đưa Rolls-Royce - tập đoàn chế tạo động cơ máy bay và xe siêu sang - trở thành một công ty “khó ai sánh được”.
Đối với Rolls-Royce, việc thay thế ông Rose, năm nay 57 tuổi, ở ghế CEO, không phải là một chuyện dễ dàng.
Ông gia nhập hãng vào năm 1984 và đã giữ vai trò CEO từ năm 1996 tới nay, trở thành một trong những vị CEO nắm quyền lâu nhất tại các công ty niêm yết thuộc chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London. Ông từng giữ vai trò cố vấn cho Chính phủ Công đảng của cựu Thủ tướng Gordon Brown và đã được phong tước hiệp sỹ vào năm 2003 vì những đóng góp cho nền công nghiệp Anh quốc.
Dưới thời Rose, Rolls-Royce - tập đoàn động cơ máy bay phản lực dân dụng và quân sự lớn thứ hai thế giới sau General Electric (GE) của Mỹ - đã liên tục mạnh lên.
Theo số liệu trên Wall Street Journal, doanh thu của hãng đã tăng gấp 3 lần từ mức 3,6 tỷ Bảng Anh vào năm 1999, lên mức 10,1 tỷ Bảng Anh vào năm 2009, trong khi lợi nhuận tăng gấp 5 lần trong cùng khoảng thời gian. Đáng nể hơn, giá trị đơn đặt hàng mà Rolls-Royce nhận được tăng 7 lần trong thời gian trên, và đạt mức 58,3 tỷ Bảng ở thời điểm cuối năm ngoái.
Giá trị vốn hóa thị trường của Rolls-Royce hiện ở mức 11,35 tỷ Bảng, so với mức 2,75 tỷ Bảng cách đây 15 năm. Kể từ khi ông Rose giữ ghế CEO tới nay, cổ phiếu của hãng tăng 300%, so với mức tăng 39% của chỉ số FTSE 100.
Việc chuyển giao quyền lực ở ghế CEO của Rolls-Royce từ ông Rose sang ông Rishton sẽ chính thức diễn ra vào tháng 3/2011.
Năm nay 52 tuổi, ông Rishton không phải là một gương mặt xa lạ ở Rolls-Royce, vì ông đã giữ một ghế trong Hội đồng quản trị của hãng từ năm 2007 và đứng đầu ủy ban kiểm toán của hãng. Hội đồng quản trị Rolls-Royce đã nhất loạt bỏ phiếu thuận cho ông vào vị trí CEO.
Trước kia, ông Rishton từng nắm giữ ghế Giám đốc tài chính (CFO) tại hãng hàng không British Airways của Anh và một số vị trí quan trọng khác trong hãng xe Ford của Mỹ.
Theo BBC, sau khi nhậm chức, ông Rishton sẽ hưởng mức lương cơ bản 850.000 Bảng mỗi năm, cộng với số tiền thưởng có thể lên tới 165% lương cơ bản. Ngoài ra, nếu công ty đạt kết quả kinhd doanh tốt, ông sẽ được hưởng khoản thưởng cổ phiếu tương đương 120% lương cơ bản, trả sau 3 năm.
Bên cạnh đó, ông còn được cấp một lần một lượng cổ phiếu Rolls-Royce trị giá 2,8 triệu Bảng để bù đắp cho thiệt hại về cổ phiếu tại hãng Ahold khi ông rời ghế CEO của hãng này.
Hãng tin BBC cho biết, Rolls-Royce hiện đã tìm được người kế nhiệm ông Rose, đó là đương kim CEO của hãng bán lẻ Ahold của Hà Lan, ông John Rishton.
Tính tới lúc về hưu, ông Rose đã có gần 3 thập kỷ làm việc tại Rolls-Royce. Chủ tịch hãng, ông Simon Robertson, nhận xét, ông Rose đã đưa Rolls-Royce - tập đoàn chế tạo động cơ máy bay và xe siêu sang - trở thành một công ty “khó ai sánh được”.
Đối với Rolls-Royce, việc thay thế ông Rose, năm nay 57 tuổi, ở ghế CEO, không phải là một chuyện dễ dàng.
Ông gia nhập hãng vào năm 1984 và đã giữ vai trò CEO từ năm 1996 tới nay, trở thành một trong những vị CEO nắm quyền lâu nhất tại các công ty niêm yết thuộc chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London. Ông từng giữ vai trò cố vấn cho Chính phủ Công đảng của cựu Thủ tướng Gordon Brown và đã được phong tước hiệp sỹ vào năm 2003 vì những đóng góp cho nền công nghiệp Anh quốc.
Dưới thời Rose, Rolls-Royce - tập đoàn động cơ máy bay phản lực dân dụng và quân sự lớn thứ hai thế giới sau General Electric (GE) của Mỹ - đã liên tục mạnh lên.
Theo số liệu trên Wall Street Journal, doanh thu của hãng đã tăng gấp 3 lần từ mức 3,6 tỷ Bảng Anh vào năm 1999, lên mức 10,1 tỷ Bảng Anh vào năm 2009, trong khi lợi nhuận tăng gấp 5 lần trong cùng khoảng thời gian. Đáng nể hơn, giá trị đơn đặt hàng mà Rolls-Royce nhận được tăng 7 lần trong thời gian trên, và đạt mức 58,3 tỷ Bảng ở thời điểm cuối năm ngoái.
Giá trị vốn hóa thị trường của Rolls-Royce hiện ở mức 11,35 tỷ Bảng, so với mức 2,75 tỷ Bảng cách đây 15 năm. Kể từ khi ông Rose giữ ghế CEO tới nay, cổ phiếu của hãng tăng 300%, so với mức tăng 39% của chỉ số FTSE 100.
Việc chuyển giao quyền lực ở ghế CEO của Rolls-Royce từ ông Rose sang ông Rishton sẽ chính thức diễn ra vào tháng 3/2011.
Năm nay 52 tuổi, ông Rishton không phải là một gương mặt xa lạ ở Rolls-Royce, vì ông đã giữ một ghế trong Hội đồng quản trị của hãng từ năm 2007 và đứng đầu ủy ban kiểm toán của hãng. Hội đồng quản trị Rolls-Royce đã nhất loạt bỏ phiếu thuận cho ông vào vị trí CEO.
Trước kia, ông Rishton từng nắm giữ ghế Giám đốc tài chính (CFO) tại hãng hàng không British Airways của Anh và một số vị trí quan trọng khác trong hãng xe Ford của Mỹ.
Theo BBC, sau khi nhậm chức, ông Rishton sẽ hưởng mức lương cơ bản 850.000 Bảng mỗi năm, cộng với số tiền thưởng có thể lên tới 165% lương cơ bản. Ngoài ra, nếu công ty đạt kết quả kinhd doanh tốt, ông sẽ được hưởng khoản thưởng cổ phiếu tương đương 120% lương cơ bản, trả sau 3 năm.
Bên cạnh đó, ông còn được cấp một lần một lượng cổ phiếu Rolls-Royce trị giá 2,8 triệu Bảng để bù đắp cho thiệt hại về cổ phiếu tại hãng Ahold khi ông rời ghế CEO của hãng này.