“Chưa rõ khi nào giá ôtô tại Việt Nam ngang nước khác”

Đức Thọ
Dung lượng thị trường và chính sách thuế vẫn đang có những tác động không mấy tích cực lên giá thành ôtô
Vietnam Motor Show là sự kiện thường niên quan trọng nhất do VAMA tổ chức. Dự kiến kỳ triển lãm Vietnam Motor Show 2015 sẽ diễn ra từ ngày 28/10 đến 1/11 tại Tp.HCM.<br>
Vietnam Motor Show là sự kiện thường niên quan trọng nhất do VAMA tổ chức. Dự kiến kỳ triển lãm Vietnam Motor Show 2015 sẽ diễn ra từ ngày 28/10 đến 1/11 tại Tp.HCM.<br>
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), ông Yoshihisa Maruta, cho rằng thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định khi nào thì giá ôtô tại Việt Nam mới ngang bằng các thị trường khác trong khu vực.

Đây cũng là quan điểm chung của đại diện nhiều nhà sản xuất ôtô tại cuộc họp báo đánh dấu thời điểm 15 năm thành lập VAMA.

Theo ông Yoshihisa Maruta, giá bán lẻ ôtô phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là dung lượng thị trường và chính sách thuế. Tính đến thời điểm này, tức sau gần 20 năm hình thành ngành công nghiệp ôtô, hai yếu tố này vẫn đang có những tác động không mấy tích cực lên giá thành ôtô.

Tuy vậy, cũng theo các thành viên ban điều hành VAMA, giai đoạn ôtô hóa được dự báo là sẽ khởi đầu vào khoảng năm 2021 - 2022, khi đó thị trường ôtô sẽ phát triển mạnh với dung lượng lớn nên giá xe sẽ thuận lợi hơn với người tiêu dùng. Từ đó, công nghiệp ôtô Việt Nam cũng sẽ có điều kiện phát triển hơn.

Tính toán của Bộ Công Thương và VAMA cho biết, ở giai đoạn ôtô hóa (motorization), tỷ lệ ôtô trên 1.000 dân sẽ ở mức trên 50 chiếc. Đến giai đoạn bão hòa motorization, mỗi gia đình có 1 xe ôtô và trung bình trên 250 xe/1.000 dân, tức khoảng 4 người sẽ có 1 xe.

Trước luồng quan điểm cho rằng ngành công nghiệp ôtô đang có nguy cơ đổ vỡ bởi sức ép của xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU), đặc biệt là xe có xuất xứ Đông Nam Á kể từ năm 2018, đại diện VAMA nhận định “sẽ hoàn toàn không muộn, nếu như tất cả chúng ta đều nỗ lực”.

Bởi lẽ, với một đất nước 100 triệu dân, tiềm năng của thị trường ôtô là rất lớn; với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của thị trường ôtô cũng là tất yếu.

“Các thành viên VAMA luôn mong muốn tiếp tục duy trì sự phát triển ở Việt Nam. Và khi Chính phủ ban hành những chính sách thuận lợi, chúng tôi sẽ đáp ứng được hết những kỳ vọng mà chính sách và người tiêu dùng đưa ra”, đại diện VAMA khẳng định.

Theo thống kê, kể từ khi thành lập vào năm 2000, sau 15 năm hoạt động, tổng sản lượng bán hàng cộng dồn xe lắp ráp trong nước (CKD) của các thành viên VAMA đã vượt mốc 1,15 triệu chiếc. Từ mức sản lượng 14.000 chiếc trong năm đầu hoạt động, hiện nay con số này đã vượt qua 130.000 chiếc/năm.

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng của các thành viên VAMA đã tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 92.000 chiếc. Trong đó, 9/10 mẫu xe bán chạy nhất là các sản phẩm được lắp ráp trong nước.

Với lượng xe xuất xưởng tăng hằng năm, đến nay VAMA đã đáp ứng gần 80% nhu cầu xe du lịch và 60% nhu cầu xe thương mại tại thị trường Việt Nam. Trong năm 2014, VAMA đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 44.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD).

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.