Cuộc đua “song mã” SUV 5 chỗ tại thị trường ôtô Việt

Đức Thọ
Cuộc chạy đua tại phân khúc SUV 5 chỗ ngồi đang đem đến nét thú vị riêng với cặp “song mã” Honda CR-V và Mazda CX-5
Không phải ngẫu nhiên mà Honda CR-V và Mazda CX-5 đang là cặp song mã dẫn 
đầu, đặc biệt là khi mới đây, CX-5 đã có một cú bứt tốc mạnh mẽ về sản 
lượng bán hàng.<br>
Không phải ngẫu nhiên mà Honda CR-V và Mazda CX-5 đang là cặp song mã dẫn đầu, đặc biệt là khi mới đây, CX-5 đã có một cú bứt tốc mạnh mẽ về sản lượng bán hàng.<br>
Không đông đúc và nóng bỏng như phân khúc xe cỡ nhỏ hay nhóm xe đa dụng 7 chỗ ngồi, cuộc chạy đua tại phân khúc SUV 5 chỗ ngồi lại đem đến nét thú vị riêng với cặp “song mã” Honda CR-V và Mazda CX-5.

Tháng 3/2013, Honda Việt Nam chính thức tung ra thị trường thế hệ hoàn toàn mới của mẫu xe đa dụng 5 chỗ ngồi CR-V. Có thể nói, những thay đổi đã đem lại vị thế gần như độc tôn trong khoảng nửa năm sau đó của CR-V. Nếu như thế hệ cũ chỉ duy trì sự hiện diện của CR-V trên thị trường thì thế hệ mới đã đem lại thành công cho hãng xe Nhật Bản với liên tiếp sản lượng bán hàng theo tháng nằm trong nhóm 10 xe bán chạy nhất.

Tuy vậy, sau khi hãng ôtô trong nước Trường Hải tiếp quản vai trò sản xuất và phân phối Mazda tại Việt Nam, sự xuất hiện của cái tên CX-5 hồi 2012 đã đem lại sự thú vị cho cuộc cạnh tranh tại phân khúc SUV 5 chỗ ngồi.

Mất chừng 1 năm bận bịu với các hoạt động phát triển thương hiệu, hoàn thiện hệ thống bán hàng và dịch vụ, gần một năm trở lại đây, Mazda CX-5 bắt đầu tăng tốc về sản lượng bán hàng.

Cùng trong một phân khúc, cùng có xuất xứ Nhật Bản, sở hữu nhiều thông số gần như tương đương nhau; và xét về sự nổi tiếng của thương hiệu thì cả 2 cũng thuộc hàng kẻ tám lạng người nửa cân.

Xét về kích thước, 2 mẫu xe này hầu như không có sự chênh lệch. Honda CR-V có tổng kích thước 4.535 mm dài, 1.820 mm rộng và 1.685 mm cao, chỉ nhỏ chút xíu so với kích thước 4.540 mm dài, 1.840 mm dài và 1.710 mm cao của Mazda CX-5.

Sức mạnh động cơ cũng hầu như không đem lại được cảm nhận khác biệt. Công suất cực đại của CX-5 là 152 mã lực đối với bản trang bị hệ dẫn động 4 bánh và 153 mã lực đối với bản dẫn động một cầu. Cũng sử dụng động cơ dung tích 2.0 lít, Honda CR-V cũng đạt công suất cực đại 152 mã lực. Điểm khác là CR-V có thêm một lựa chọn nữa là động cơ 2.4 lít với công suất cực đại 187 mã lực.

Các tính năng và công nghệ cũng rất cân bằng nhau. Cả 2 mẫu xe này đều được trang bị loạt công nghệ mới từ ghế lái điều chỉnh điện, màn hình hiển thị thông minh, kết nối đa phương tiện, các chế độ lái hiện đại cũng các hệ thống an toàn như chống bó cứng phanh, cần bằng điện tử, phân phối lực phanh điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc…

Điểm khác biệt rõ nét nhất có lẽ là thiết kế. Trong khi CR-V tôn trọng phong cách cổ điển và giản dị thì CX-5 lại chạy theo những nét phá cách. Chính vì lẽ đó mà rất tự nhiên, 2 mẫu xe này đã và đang tạo cho mình những “mảng miếng” riêng khi cạnh tranh thị phần. Dù không thật sự rõ nét song cũng không khó để nhận ra nhóm khách hàng của CR-V có độ tuổi lớn hơn, thường là những doanh nhân thành đạt trong khi khách hàng của CX-5 lại thường trẻ và ưa thích khám phá hơn.

Từ thực tế này mà không phải ngẫu nhiên, Honda CR-V và Mazda CX-5 đang là cặp song mã dẫn đầu, đặc biệt là khi mới đây, CX-5 đã có một cú bứt tốc mạnh mẽ về sản lượng bán hàng.

Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong tháng 8/2014, lượng xe Mazda CX-5 bán ra thị trường đạt 258 chiếc và chính thức có lần đầu tiên vượt qua đối thủ Honda CR-V (đạt 247 chiếc). Qua đó, CX-5 bắt đầu công cuộc rút ngắn khoảng cách về tổng sản lượng bán hàng theo năm với đối thủ.

Cũng theo báo cáo của VAMA, cộng dồn 8 tháng năm 2014, tổng sản lượng bán hàng của Honda CR-V đạt 1.994 chiếc, vẫn cao hơn đáng kể so với mức sản lượng 1.530 chiếc của Mazda CX-5.

Chỉ xét riêng về doanh số, Honda CR-V và Mazda CX-5 đang thực sự xứng đáng là kỳ phùng địch thủ. Bởi thực tế, tại phân khúc SUV 5 chỗ ngồi hiện nay cũng đang có không ít các đối thủ khác cùng cạnh tranh như Kia Sportage, Suzukia Grand Vitara hay Hyundai Tucson. Tuy vậy, các đối thủ này dường như đang quá đuối sức so với đối thủ khi cộng dồn từ đầu năm, lượng xe bán hàng của từng mẫu xe cũng chưa vượt qua nổi con số 100 chiếc.

Đáng tiếc nhất có lẽ là sự rút lui của Ford Escape, một đối thủ vốn được người tiêu dùng đánh giá là thực sự cân tài cân sức với cặp “song mã” hiện nay.

Tin mới

Vì sao robot không thể thay thế con người trong ngành công nghiệp ô tô?

Vì sao robot không thể thay thế con người trong ngành công nghiệp ô tô?

Trên toàn cầu, việc sử dụng robot công nghiệp tiếp tục tăng, với gần 3,5 triệu robot đang hoạt động trong các nhà máy tính đến năm 2021. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng này, ngành công nghiệp ô tô vẫn dựa vào khả năng thích ứng và phán đoán của con người đối với các nhiệm vụ mà máy móc chưa được trang bị để xử lý hiệu quả.
Cơ hội tiếp cận xuyên biên giới của doanh nghiệp ngành ô tô Việt

Cơ hội tiếp cận xuyên biên giới của doanh nghiệp ngành ô tô Việt

Trong xu thế hội nhập mới, để khai thác tiềm năng xuất khẩu toàn cầu việc, tận dụng công nghệ số và các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới là vấn đề đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành ô tô nói riêng tập trung khai thác. Việc ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trước các cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ra mắt robotaxi, Musk tiếp tục “hứa” khiến cổ phiếu Tesla sụt giảm

Ra mắt robotaxi, Musk tiếp tục “hứa” khiến cổ phiếu Tesla sụt giảm

Elon Musk đã tự đưa ra cho mình một danh sách việc cần làm vào ngày ra mắt robotaxi không người lái được mong đợi từ lâu. Vấn đề đáng nói là sau hàng loạt thông báo của ông trong bài thuyết trình dài 20 phút thiếu các chi tiết thực tế, khiến cổ phiếu của Tesla cùng ngày đóng cửa giảm gần 9% ở mức 217,80 USD vào thứ Sáu cuối tuần qua.