Đầu năm, nhập khẩu ôtô thấp kỷ lục

Đức Thọ
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 2 tháng đầu năm sụt giảm xuống thấp chưa từng thấy
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng đầu năm nay chỉ đạt vẻn vẹn 340 chiếc về lượng và gần 22 triệu USD về giá trị.

So với tháng cuối cùng của năm 2017, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 1/2018 đã có cú sụt giảm không tưởng. Biết rằng vào tháng 12/2017, lượng xe nhập khẩu về nước đạt đến 14.000 chiếc trong khi giá trị kim ngạch đạt 360 triệu USD.

Tưởng như kim ngạch tháng đầu năm đã chạm đáy trong vòng ít nhất 5 năm trở lại đây song kim ngạch tháng 2/2018 thậm chí còn xuống thấp hơn nữa.

Cụ thể, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, lượng ôtô nhập khẩu về nước tháng 2/2018 chỉ đạt khoảng 200 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch gần 14 triệu USD.

Như vậy, tính cả hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã thiết lập một kỷ lục mới khi cộng dồn lại cũng chỉ đạt 540 chiếc và hơn 35 triệu USD.

Nguyên nhân khiến cho kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đầu năm nay bị kéo tụt xuống mức kỷ lục chủ yếu là do những tác động từ Nghị định 116 của Chính phủ. Với các quy định mới, các loại ôtô nhập khẩu đang cùng lúc vấp phải nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp cho biết, ngoài những khó khăn trong việc đáp ứng các thủ tục mới để đạt điều kiện nhập khẩu thì quy định về đăng kiểm theo từng lô xe cũng gây không ít trở ngại. Do đó, hoạt động nhập khẩu gần như bị định trệ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, quãng thời gian nghỉ Tết nguyên đán kéo dài một tuần lễ cũng ít nhiều gây gián đoạn các hoạt động nhập khẩu và thông quan cho những lô xe đã cập cảng. Đây cũng là lý do khiến cho kim ngạch nhập khẩu tháng 2/2018 tiếp tục giảm xuống so với tháng liền trước.

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức một cuộc đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn cho hoạt động nhập khẩu bởi những quy định tại Nghị định 116. Hiện những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và đại diện một số bộ, ngành vẫn đang chờ kết luận của Thủ tướng nên hướng tháo gỡ vẫn chưa được rõ ràng.

Theo nhiều nhận định, trước khi có kết luận của Thủ tướng và cụ thể hơn là những giải pháp trực tiếp, kim ngạch nhập khẩu ôtô nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, ít nhất là trong giai đoạn nửa đầu năm 2018.

undefined - Ảnh 1.

Tin mới

Tình hình bi đát “chưa từng có” với cái nôi của ngành ô tô toàn cầu

Tình hình bi đát “chưa từng có” với cái nôi của ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô của Đức từng được cả thế giới công nhận về những chiếc ô tô động cơ đốt trong chất lượng cao, sáng tạo. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ đó. Ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ kinh tế vĩ mô, Trung Quốc và xe điện.
Chính phủ giảm 50% phí trước bạ cho xe lắp ráp, Ford tiếp tục tung thêm ưu đãi 50% cho 4 mẫu xe

Chính phủ giảm 50% phí trước bạ cho xe lắp ráp, Ford tiếp tục tung thêm ưu đãi 50% cho 4 mẫu xe

Bên cạnh 50% hỗ trợ từ nhà nước đối với dòng xe lắp ráp trong nước vừa chính thức có hiệu lực, 4 mẫu xe nhà Ford Việt Nam gồm Ford Territory, Ranger, Everest, và Explorer trong tháng 9 tiếp tục được hưởng thêm 50% trước bạ. Như vậy, cả 4 mẫu xe của Ford Việt Nam sẽ nhận ưu đãi đến 100% lệ phí trước bạ.
Xe hybrid mới ồ ạt về Việt Nam: Sức ép không nhỏ với xe điện

Xe hybrid mới ồ ạt về Việt Nam: Sức ép không nhỏ với xe điện

Tại thị trường Việt Nam, từ chỗ chỉ có Toyota, hiện những hãng xe có các mẫu xe hybrid đã đông đảo hơn rất nhiều. Từ Kia, Suzuki, Honda, Hyundai và cả các hãng xe sang đều đã có hybrid. Đây là minh chứng cho thấy ở mảng xe xanh, xe điện tại thị trường Việt sẽ không còn “độc hành”.
BYD “nín thở” chờ kết quả bầu cử Mỹ

BYD “nín thở” chờ kết quả bầu cử Mỹ

Một số nguồn tin giấu tên tiết lộ rằng hãng xe điện khổng lồ của Trung Quốc, BYD, sẽ tạm thời không công bố khoản đầu tư nhà máy lớn tại Mexico cho đến ít nhất là sau cuộc bầu cử Mỹ, vì chính sách thay đổi của quốc gia này buộc các doanh nghiệp toàn cầu phải chờ đợi và xem xét.