Điều chỉnh mức thu và cách thu phí sử dụng đường bộ?
Bộ Tài chính dự kiến thay đổi cách thu phí, bổ sung nhóm chịu phí và một số mức phí sử dụng đường bộ đối với ôtô, xe máy
Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.
Trong đó, đáng chú ý là những thay đổi theo hướng giản tiện cách thu phí, rút gọn các nhóm phương tiện có chung một mức phí, bổ sung một số loại phương tiện chịu phí và tạo điều kiện để xe máy có thể hưởng mức phí thấp hơn hiện nay.
Cụ thể, bản dự thảo có quy định về phương thức thu gộp theo tháng đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Theo đó, doanh nghiệp có số phí nộp từ 50 triệu đồng/tháng trở lên có thể kê khai và nộp phí theo tháng. Hằng tháng, đại diện doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng kiểm khai và nộp phí cho tháng tiếp theo tại thời điểm trước ngày mồng 1 của tháng chịu phí.
Đối với phí sử dụng đường bộ ôtô, Bộ Tài chính dự kiến rút gọn từ 11 nhóm phương tiện xuống còn 8 nhóm, đồng thời gộp một số loại phương tiện vào nhau và bổ sung một số loại phương tiện chịu phí khác.
Chẳng hạn, xe rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg vốn ở riêng nhóm số 5 chịu mức phí 350.000 đồng/tháng quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC được gộp vào chung với xe chở người từ 40 chỗ trở lên và chịu cao hơn là 590.000 đồng/tháng;
Hay nhóm 2 gồm xe chở người dưới 10 chỗ ngồi không đăng ký tên cá nhân và xe tải, xe chuyên dụng tải trọng dưới 4 tấn quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC dự kiến sẽ được bổ sung thêm loại phương tiện mới là xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ 1 xi-lanh. Nhóm này chịu mức phí sử dụng đường bộ 180.000 đồng/tháng.
Cũng tại dự thảo thông tư mới, Bộ Tài chính bổ sung thêm loại xe ôtô đầu kéo có trọng lượng bản thân cộng với trọng lượng cho phép kéo theo từ 40 tấn trở lên. Loại phương tiện này nằm riêng ở nhóm cuối cùng (nhóm 8) đồng thời cũng phải chịu mức phí cao nhất là 1,43 triệu đồng/tháng. Mức phí này hiện chưa áp dụng đối với bất kỳ loại phương tiện nào.
Đối với môtô, xe máy, Bộ Tài chính đề xuất thu phí theo phương thức mới là tối đa 100.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh đến 100 cm3 và tối đa 150.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3. Mức thu hiện hành đối với loại phương tiện này là từ 50.000 - 100.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh đến 100 cm3 và trên 100.000 đồng đến 150.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3.
Như vậy, với cách gọi mới, có thể hiểu Bộ Tài chính sẽ “mở đường” để các địa phương xây dựng mức thu thấp hơn mức tối thiểu hiện hành đối với môtô, xe máy. Tức là, người dẫn có thể sẽ chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ ở mức dưới 50.000 đồng/năm/xe.
Xung quanh câu chuyện thu phí đường bộ xe máy, đã có nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ thu do sự thiếu hiệu quả. Theo báo cáo mới đây của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường trước Quốc hội, tổng số thu phí đối với xe máy năm 2013 mới chỉ đạt tỷ lệ 20% kế hoạch, cụ thể là 500 tỷ đồng so với kế hoạch 2.600 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý là những thay đổi theo hướng giản tiện cách thu phí, rút gọn các nhóm phương tiện có chung một mức phí, bổ sung một số loại phương tiện chịu phí và tạo điều kiện để xe máy có thể hưởng mức phí thấp hơn hiện nay.
Cụ thể, bản dự thảo có quy định về phương thức thu gộp theo tháng đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Theo đó, doanh nghiệp có số phí nộp từ 50 triệu đồng/tháng trở lên có thể kê khai và nộp phí theo tháng. Hằng tháng, đại diện doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng kiểm khai và nộp phí cho tháng tiếp theo tại thời điểm trước ngày mồng 1 của tháng chịu phí.
Đối với phí sử dụng đường bộ ôtô, Bộ Tài chính dự kiến rút gọn từ 11 nhóm phương tiện xuống còn 8 nhóm, đồng thời gộp một số loại phương tiện vào nhau và bổ sung một số loại phương tiện chịu phí khác.
Chẳng hạn, xe rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg vốn ở riêng nhóm số 5 chịu mức phí 350.000 đồng/tháng quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC được gộp vào chung với xe chở người từ 40 chỗ trở lên và chịu cao hơn là 590.000 đồng/tháng;
Hay nhóm 2 gồm xe chở người dưới 10 chỗ ngồi không đăng ký tên cá nhân và xe tải, xe chuyên dụng tải trọng dưới 4 tấn quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC dự kiến sẽ được bổ sung thêm loại phương tiện mới là xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ 1 xi-lanh. Nhóm này chịu mức phí sử dụng đường bộ 180.000 đồng/tháng.
Cũng tại dự thảo thông tư mới, Bộ Tài chính bổ sung thêm loại xe ôtô đầu kéo có trọng lượng bản thân cộng với trọng lượng cho phép kéo theo từ 40 tấn trở lên. Loại phương tiện này nằm riêng ở nhóm cuối cùng (nhóm 8) đồng thời cũng phải chịu mức phí cao nhất là 1,43 triệu đồng/tháng. Mức phí này hiện chưa áp dụng đối với bất kỳ loại phương tiện nào.
Đối với môtô, xe máy, Bộ Tài chính đề xuất thu phí theo phương thức mới là tối đa 100.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh đến 100 cm3 và tối đa 150.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3. Mức thu hiện hành đối với loại phương tiện này là từ 50.000 - 100.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh đến 100 cm3 và trên 100.000 đồng đến 150.000 đồng/năm cho xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3.
Như vậy, với cách gọi mới, có thể hiểu Bộ Tài chính sẽ “mở đường” để các địa phương xây dựng mức thu thấp hơn mức tối thiểu hiện hành đối với môtô, xe máy. Tức là, người dẫn có thể sẽ chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ ở mức dưới 50.000 đồng/năm/xe.
Xung quanh câu chuyện thu phí đường bộ xe máy, đã có nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ thu do sự thiếu hiệu quả. Theo báo cáo mới đây của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường trước Quốc hội, tổng số thu phí đối với xe máy năm 2013 mới chỉ đạt tỷ lệ 20% kế hoạch, cụ thể là 500 tỷ đồng so với kế hoạch 2.600 tỷ đồng.