Ford bán lại Aston Martin

Kiều Oanh
Ngày 12/3, hãng Ford đã bán lại thương hiệu Aston Martin với giá 479 triệu bảng Anh (tương đương 924 triệu USD)
Thương hiệu Aston Martin gắn liền với dòng xe hạng sang nổi tiếng.
Thương hiệu Aston Martin gắn liền với dòng xe hạng sang nổi tiếng.
Ngày 12/3, hãng Ford đã bán lại thương hiệu Aston Martin với giá 479 triệu bảng Anh (tương đương 924 triệu USD).

Mua lại thương hiệu này là một liên danh do công ty về đua ôtô thể thao của Anh có tên Prodrive đứng đầu.

Ông chủ của công ty này là Dave Richards, vốn là một người khá nổi tiếng trong các giải đua xe chuyên nghiệp trên khắp thế giới ở vị trí lái phụ.

Công ty của ông cũng đã từng lãnh đạo đội đua Aston Martin và Subaru trong các giải đua xe vòng quanh thế giới.

Ngoài ra, trong liên danh mua lại Aston Martin còn có John Sinders, một nhà kinh doanh ngân hàng tại Texas (Mỹ) và Dubai và 2 công ty của Kuwait là Investment Dar và Adeem Investment.

Mặc dù đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về tài chính, hãng Ford vẫn nắm cổ phẩn trị giá 40 triệu bảng đối với thương hiệu này.

Sau vụ mua bán này, những chiếc Aston Martin vẫn sẽ được sản xuất tại nhà máy hiện nay của thương hiệu này tại Gaydon, Warwickshire (Anh) với 1.800 công nhân.

Dave Richards cho biết: “Đây là một cơ hội không thể tin được vì Aston Martin là một trong những nhãn hiệu mẫu mực nhất trên thế giới. Giờ đây, chúng tôi đã có thể tin tưởng rằng mình đã có đủ yếu tố để đưa Aston Martin lên một tầm cao mới”.

Giám đốc điều hành bộ phận Aston Martin của Ford Ulrich Bez cũng cho rằng mối quan hệ đối tác mới đối với thương hiệu Aston Martin thực sự là một cơ hội tốt để tiếp tục phát triển thương hiệu này.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, thử thách lớn nhất đối với những người chủ sở hữu mới của Aston Martin là liệu họ có đủ khả năng tài chính để khiến thương hiệu này có thể cạnh tranh với những đối thủ xe hạng sang khác hay không.

Thương hiệu xe hạng sang Aston Martin được Lionel Martin và Robert Bamford sáng tạo ra vào năm 1913, sau đó bán cho một công ty của Mỹ vào năm 1975.

Ford mua lại 75% giá trị của Aston Martin vào năm 1987 và mua nốt phần còn lại của thương hiệu này vào năm 1994.

Năm 2005, thương hiệu Aston Martin đạt doanh số kỷ lục với 4.500 xe được bán ra. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau đó, Ford đã phải rao bán thương hiệu này với giá 1 tỷ USD do những khó khăn tài chính mà hãng phải đối mặt.

Ford chịu lỗ tới 12 tỷ USD trong năm 2006 và phải vay thế chấp tới 23 tỷ USD để trang trải cho công cuộc đại cải tổ của mình.

Theo nhận định của Ford, việc bán lại thương hiệu Aston Martin là một tin tốt lành đối với hãng và cả thương hiệu này.

(Theo BBC)

Tin mới

Cổ phiếu ngành ô tô: 10 năm... gần như không tịnh tiến

Cổ phiếu ngành ô tô: 10 năm... gần như không tịnh tiến

Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu của nền kinh tế, nhưng diễn biến của cổ phiếu nhóm ngành này lại không được như kỳ vọng của nhà đầu tư trong suốt một thập kỷ qua.
Ford bắt tay Tesla dùng chung sạc EV: Phần nổi của tảng băng chìm và những điều chưa biết

Ford bắt tay Tesla dùng chung sạc EV: Phần nổi của tảng băng chìm và những điều chưa biết

Thông báo bất ngờ vào cuối ngày thứ Năm tuần trước rằng Ford sẽ cung cấp cho các chủ sở hữu hiện tại và tương lai của xe điện quyền truy cập vào hơn 12.000 trạm trong mạng Tesla Supercharger đã gây sốc cho hầu hết ngành công nghiệp ô tô. Sự kết hợp gây bất ngờ này gây chú ý vì câu chuyện khônhg chỉ dừng ở đó.
Nhà máy sản xuất thông minh: Tương lai của ngành sản xuất ô tô toàn cầu

Nhà máy sản xuất thông minh: Tương lai của ngành sản xuất ô tô toàn cầu

Ô tô đang trở nên thông minh hơn và các nhà máy sản xuất ô tô cũng vậy. Trong thời đại kỹ thuật số, các nhà sản xuất và nhà cung cấp đang đầu tư mạnh vào các nhà máy thông minh. Mục đích là để tăng tính linh hoạt và hiệu quả, đồng thời giảm chi phí. Robot, 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, công cụ phân tích dữ liệu và kinh doanh thông minh, công nghệ đám mây và kết nối v.v… chỉ là một số tính năng có thể tìm thấy trong các nhà máy thông minh.