General Motors đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm 2011
General Motors (GM) đạt mức lợi nhuận 9,19 tỷ USD trong năm 2011, cao chưa từng có trong lịch sử 103 của hãng xe Mỹ này
General Motors (GM) đạt mức lợi nhuận 9,19 tỷ USD trong năm 2011, cao chưa từng có trong lịch sử 103 của hãng xe Mỹ này. Tuy nhiên, GM cho biết sẽ phải mất một thời gian tương đối để khắc phục tình trạng thua lỗ tại thị trường châu Âu.
Theo tin từ Bloomberg, doanh số trên toàn cầu của GM trong năm 2011 tăng 7,6% so với năm 2010, lên mức 9,03 triệu chiếc. Với mức doanh số này, GM vượt đối thủ Nhật Toyota để tái lập ngôi vị hãng xe lớn nhất thế giới. Trước đó, GM bị Toyota dẫn trước về doanh số từ năm 2008.
GM đang cho thấy sự trở lại ngoạn mục kể từ sau khi hãng này phá sản với sự bảo trợ của Chính phủ Mỹ hồi năm 2009. Vào năm 2010, GM đạt lợi nhuận 6,17 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997.
Trong quý 4/2011, GM đạt mức doanh thu 38 tỷ USD, nâng tổng doanh thu cả năm lên mức 150,3 tỷ USD, so với mức 135,6 tỷ USD trong năm 2010.
Tại thị trường Mỹ, doanh số của GM năm qua tăng 13%, cho dù mức hỗ trợ khách hàng trên mỗi đầu xe giảm 5,1%, xuống còn 3.223 USD. Lợi nhuận trước thuế của GM tại Bắc Mỹ trong năm 2011 tăng gấp hơn 3 lần, lên mức 7,19 tỷ USD.
Trong khi đó, tại châu Âu, GM thua lỗ 747 triệu USD trong cả năm 2011. Năm 2010, hãng lỗ 1,95 tỷ USD tại thị trường này. Suốt hơn 1 thập kỷ qua, chưa khi nào GM đạt lợi nhuận cả năm tại châu Âu.
Theo các quan chức của GM, ngành công nghiệp ôtô của châu Âu đang dư thừa công suất. “Chúng tôi sẽ phải tạo ra sự tương đồng giữa công suất và nhu cầu tại thị trường này để đi đến hòa vốn”, CEO GM, ông Daniel Akerson, phát biểu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/2, giá cổ phiếu của GM tăng 9% lên 27,17 USD/cổ phiếu. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của hãng đã tăng giá 34%, nhưng vẫn đang ở dưới mức 33 USD/cổ phiếu ở thời điểm hãng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2010. Giá trị vốn hóa thị trường của GM hiện ở mức 42,5 tỷ USD.
Hiện Bộ Tài chính Mỹ vẫn đang nắm giữ cổ phần 32% của GM, kết quả của việc bơm 50 tỷ USD để hỗ trợ hãng xe này trong cuộc khủng hoảng 2008-2009. Nguồn tin thân cận cho biết, Washington muốn bán số cổ phần trên ít nhất ở mức giá cổ phiếu GM như ở thời điểm IPO.
Theo tin từ Bloomberg, doanh số trên toàn cầu của GM trong năm 2011 tăng 7,6% so với năm 2010, lên mức 9,03 triệu chiếc. Với mức doanh số này, GM vượt đối thủ Nhật Toyota để tái lập ngôi vị hãng xe lớn nhất thế giới. Trước đó, GM bị Toyota dẫn trước về doanh số từ năm 2008.
GM đang cho thấy sự trở lại ngoạn mục kể từ sau khi hãng này phá sản với sự bảo trợ của Chính phủ Mỹ hồi năm 2009. Vào năm 2010, GM đạt lợi nhuận 6,17 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997.
Trong quý 4/2011, GM đạt mức doanh thu 38 tỷ USD, nâng tổng doanh thu cả năm lên mức 150,3 tỷ USD, so với mức 135,6 tỷ USD trong năm 2010.
Tại thị trường Mỹ, doanh số của GM năm qua tăng 13%, cho dù mức hỗ trợ khách hàng trên mỗi đầu xe giảm 5,1%, xuống còn 3.223 USD. Lợi nhuận trước thuế của GM tại Bắc Mỹ trong năm 2011 tăng gấp hơn 3 lần, lên mức 7,19 tỷ USD.
Trong khi đó, tại châu Âu, GM thua lỗ 747 triệu USD trong cả năm 2011. Năm 2010, hãng lỗ 1,95 tỷ USD tại thị trường này. Suốt hơn 1 thập kỷ qua, chưa khi nào GM đạt lợi nhuận cả năm tại châu Âu.
Theo các quan chức của GM, ngành công nghiệp ôtô của châu Âu đang dư thừa công suất. “Chúng tôi sẽ phải tạo ra sự tương đồng giữa công suất và nhu cầu tại thị trường này để đi đến hòa vốn”, CEO GM, ông Daniel Akerson, phát biểu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/2, giá cổ phiếu của GM tăng 9% lên 27,17 USD/cổ phiếu. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của hãng đã tăng giá 34%, nhưng vẫn đang ở dưới mức 33 USD/cổ phiếu ở thời điểm hãng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2010. Giá trị vốn hóa thị trường của GM hiện ở mức 42,5 tỷ USD.
Hiện Bộ Tài chính Mỹ vẫn đang nắm giữ cổ phần 32% của GM, kết quả của việc bơm 50 tỷ USD để hỗ trợ hãng xe này trong cuộc khủng hoảng 2008-2009. Nguồn tin thân cận cho biết, Washington muốn bán số cổ phần trên ít nhất ở mức giá cổ phiếu GM như ở thời điểm IPO.