"Giá ôtô cao, không nên đổ lỗi cho nhà sản xuất"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho rằng, cách tốt nhất để hạ giá xe lúc này là giảm thuế
"Nếu nói các doanh nghiệp sản xuất ôtô hưởng siêu lợi nhuận thì chưa đúng, bởi trên thực tế, có những doanh nghiệp cũng bị lỗ".
"Nếu nói các doanh nghiệp sản xuất ôtô hưởng siêu lợi nhuận thì chưa đúng, bởi trên thực tế, có những doanh nghiệp cũng bị lỗ".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho rằng, cách tốt nhất để hạ giá xe lúc này là giảm thuế.

Theo ông, ngoài thuế nhập khẩu Bộ Tài chính cũng cần tính tới điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Ông đánh giá thế nào về bức xúc của người tiêu dùng đối với giá ôtô thời gian gần đây?

Đúng là người tiêu dùng bức xúc do sự chênh lệch lớn giữa giá ôtô trong nước và giá bán tại thị trường nước ngoài, nhưng không nên "đổ hết lỗi" cho nhà sản xuất vì đã có công cụ điều chỉnh là chính sách thuế (trong giá thành bán xe, thuế các loại chiếm tới 48%).

Nếu nói các doanh nghiệp sản xuất ôtô hưởng siêu lợi nhuận thì chưa đúng, bởi trên thực tế, có những doanh nghiệp cũng bị lỗ.

Tôi cho rằng, chúng ta nên xem ôtô là phương tiện đi lại thông thường và Nhà nước nên cân nhắc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Phương án tốt nhất là điều tiết giá thông qua việc giảm thuế. Bộ Tài chính đang xem xét nên giảm đến mức nào để vừa đảm bảo nguồn thu vừa không gây đột biến ách tắc giao thông và người tiêu dùng đỡ bị thiệt.

Nếu giá ôtô hạ, nguy cơ ùn tắc giao thông sẽ rất lớn vì hạ tầng giao thông của Việt Nam còn yếu, ông nghĩ sao?

Ở đây cần cân nhắc giữa 3 hướng. Thứ nhất, khuyến khích ngành ôtô phát triển bằng cách giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Hướng đi này sẽ tạo áp lực để hạ tầng giao thông của Việt Nam phát triển. Thế nhưng với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay của nước ta, hướng đi này cần cân nhắc kỹ.

Thứ hai là giảm thuế, nhưng tăng phí.

Thứ ba là phát triển hạ tầng đi trước một bước, cách này không đơn giản, bởi tiềm lực chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong các cuộc tiếp xúc với các bộ, ngành mới đây, các doanh nghiệp ôtô phàn nàn về việc giảm thuế nhanh khiến họ bị động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan điểm của ông như thế nào?

Điều đó hoàn toàn đúng. Nếu giảm thuế nhanh hơn thì phải công bố lộ trình cho các doanh nghiệp biết trước từ 6 tháng đến 1 năm. Theo tôi đây là tính minh bạch trong quá trình hội nhập. Nhà nước hoàn toàn có thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xuống 40% hay 25% nhưng phải có lộ trình. Dĩ nhiên, trong tình huống cấp bách thì có thể dùng chính sách thuế để điều tiết.

Có ý kiến cho rằng, thuế nhập khẩu giảm mạnh sẽ khiến liên doanh sản xuất ngừng đầu tư vào sản xuất và chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn, ông nghĩ sao?

Doanh nghiệp không sợ giảm thuế mà họ cần có lộ trình để cân đối. Hiện có 15 - 16 nhà sản xuất ôtô con nhưng quan điểm của tôi là nếu chỉ còn 1 - 2 doanh nghiệp trụ lại thì họ sẽ đầu tư vào sản xuất một cách thực chất hơn và khả năng phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ mạnh hơn.

Có một số doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất ôtô con bằng việc dựa vào bản quyền của doanh nghiệp nước ngoài hoặc theo con đường mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã làm là tự phát triển. Theo ông nên lựa chọn cách nào?

Theo tôi, hướng đi đó không phù hợp với Việt Nam. Tôi cho rằng, hướng đi của các doanh nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay là phù hợp với quy hoạch nghĩa là cùng xe tải, xe ca, xe bus, xe chuyên dùng. Khi thấy đủ mạnh thì chuyển sang chiếm khoảng 30% thị phần e hơi, xe du lịch. Doanh nghiệp trong nước cũng nên theo hướng sử dụng công nghệ của nước ngoài, lắp ráp rồi tiến tới nội địa hóa từng bộ phận.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.