Góc nhìn khác về vụ việc ở Toyota Giải Phóng
Vụ việc hy hữu ở Toyota Giải Phóng chưa đến hồi kết, song cũng đã gợi mở những góc nhìn khác về thị trường xe hơi Việt Nam
Vụ việc hy hữu ở Toyota Giải Phóng chưa đến hồi kết, song cũng đã gợi mở những góc nhìn khác về thị trường xe hơi Việt Nam.
>>Toyota Giải Phóng đối mặt khả năng ra tòa / Khách hàng bị lừa “kêu” lên Toyota Việt Nam / Khách hàng bị lừa muốn Toyota Giải Phóng hỗ trợ 50% thiệt hại / “Thượng đế” nắm dao đằng lưỡi / Chuyện cười ra nước mắt tại Toyota Giải Phóng
"Tại anh tại ả"
Sẽ là quá sớm để kết luận đúng sai về những tình tiết tại vụ việc xảy giữa Toyota Giải Phóng (TGP) - mà trực tiếp là nhân viên Đỗ Trọng Hải của công ty này - với 17 khách hàng bị hại khi cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức nào.
Nhưng với những người ngoài cuộc, câu chuyện chưa có hồi kết này dường như đã quá đủ để hiểu hay mường tượng đâu là xuất phát điểm dẫn đến xung đột và ai là kẻ trực tiếp “gieo gió” cho “cơn bão”.
Lý lẽ của những khách hàng bị hại là các giao dịch của họ đều được thực hiện với nhân viên của TGP và ngay tại trụ sở TGP. Do đó, khi sự việc không suôn sẻ và xảy ra sự cố, trách nhiệm trực tiếp với khách hàng và trước pháp luật đương nhiên nhân viên Đỗ Trọng Hải phải chịu đồng thời TGP cũng sẽ phải gánh trách nhiệm liên đới.
Các khách hàng cho rằng, trong kinh doanh không thể có chuyện doanh nghiệp không chịu trách nhiệm trước những việc làm của nhân viên đang thuộc quyền quản lý của mình.
Chính vì thế nên TGP đã có văn bản “hứa” sẽ đền bù một phần thiệt hại cho khách hàng trên tinh thần “chia sẻ”.
Tuy nhiên, TGP cũng đã đưa ra những lý lẽ khác khá thuyết phục dựa trên quy định của công ty về hoạt động bán hàng, thanh toán và dựa trên những nguyên tắc về tài chính.
TGP khẳng định rằng việc các khách hàng thanh toán tiền đặt cọc và tiền mua xe trực tiếp với nhân viên bán hàng là sai bởi công ty đã quy định rõ hoạt động đó phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc séc, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì phải có chữ ký của lãnh đạo công ty và thanh toán phải được thực hiện tại bộ phận phụ trách tài chính. Do đó, khi xảy ra sự cố không thể bắt buộc TGP phải bồi thường những khoản tiền đó cho khách hàng.
Dựa vào những lý lẽ đó từ cả hai phía, với dư luận, sẽ không khó để nhận ra được căn nguyên của vấn đề.
Đặt trường hợp các khách hàng bị hại tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng những quy định của TGP khi giao dịch thì chắc chắn sự việc sẽ không thể xảy ra bởi chẳng có lý do gì khiến Đỗ Trọng Hải “xù” hợp đồng khi anh này không nhận “xu” tiền mặt nào từ khách hàng. Hoặc nếu có “kỳ quặc” đến mức xảy ra sự cố bởi những cam kết giao xe từ Đỗ Trọng Hải không được thực hiện thì TGP sẽ chẳng có lý do gì để từ chối bồi hoàn toàn bộ số tiền khách hàng đã thanh toán chứ không đến nỗi tranh cãi, kéo dài sự việc như hiện nay.
Từ phía TGP, nếu lãnh đạo công ty này quản lý chặt chẽ, không để nhân viên của mình làm sai quy định thì sự số có xảy ra? Rõ ràng khi để vụ việc do nhân viên của mình gây ra và xảy ra ngay tại nhiệm sở của mình, TGP cũng không thể không có trách nhiệm.
Hơn cả chuyện đúng – sai
Có lẽ động thái khởi kiện TGP ra tòa của các khách hàng sẽ là… thừa bởi chuyện đúng sai sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ. Việc cần làm là các khách hàng và TGP cần ngồi lại với nhau, phân tích những thiệt hơn để cùng chia sẻ thiệt hại bởi để xảy ra vụ việc như vậy thực chất là tại cả “anh” lẫn “ả”.
Hiện điều khiến dư luận và cả các nhà quản lý quan tâm đến vụ việc hy hữu này không còn dừng ở chuyện ai đúng, ai sai. Quan trọng hơn, nó đã giúp vẽ ra bức tranh lộn xộn của ngành công nghiệp ôtô, của thị trường ôtô vốn còn nhiều bất cập, chỉ ra những bài học cho cả những “thượng đế” bỏ món tiền lớn ra mua xe lẫn những nhà sản xuất, kinh doanh ôtô.
Khi ngành công nghiệp ôtô còn kém phát triển, khi nhà sản xuất vẫn tìm cách bán xe với giá cao nhất trong khi vẫn muốn duy trì cảnh “vừa bán vừa la vẫn đắt hàng”, khi giới kinh doanh xe hơi vẫn lợi dụng sự vồ vập, vội vàng của khách hàng để moi thêm những khoản lót tay hay hoa hồng thì chuyện sinh ra những nhân viên như Đỗ Trọng Hải, chuyện tồn tại những doanh nghiệp quản lý thiếu chặt chẽ như TGP đâu phải là hiện tượng khó hiểu;
Khi xe hơi còn là mặt hàng quá xa xỉ với quảng đại quần chúng, khi chiếc xế hộp vẫn có ý nghĩa trang sức hơn là một phương tiện, khi vẫn còn những người sẵn sàng bị… “móc túi” chỉ để nhận xe sớm hơn vài ngày thì chuyện có những khách hàng bị lừa, rơi vào cảnh dở khóc dở cười như trong vụ việc TGP cũng là lẽ tất yếu.
Vậy nên việc lấy đó làm một bài học sẽ là quan trọng hơn nhiều so với việc tranh luận, kiện tụng để rồi lại có thêm những vụ việc tương tự như thế nữa.
>>Toyota Giải Phóng đối mặt khả năng ra tòa / Khách hàng bị lừa “kêu” lên Toyota Việt Nam / Khách hàng bị lừa muốn Toyota Giải Phóng hỗ trợ 50% thiệt hại / “Thượng đế” nắm dao đằng lưỡi / Chuyện cười ra nước mắt tại Toyota Giải Phóng
"Tại anh tại ả"
Sẽ là quá sớm để kết luận đúng sai về những tình tiết tại vụ việc xảy giữa Toyota Giải Phóng (TGP) - mà trực tiếp là nhân viên Đỗ Trọng Hải của công ty này - với 17 khách hàng bị hại khi cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức nào.
Nhưng với những người ngoài cuộc, câu chuyện chưa có hồi kết này dường như đã quá đủ để hiểu hay mường tượng đâu là xuất phát điểm dẫn đến xung đột và ai là kẻ trực tiếp “gieo gió” cho “cơn bão”.
Lý lẽ của những khách hàng bị hại là các giao dịch của họ đều được thực hiện với nhân viên của TGP và ngay tại trụ sở TGP. Do đó, khi sự việc không suôn sẻ và xảy ra sự cố, trách nhiệm trực tiếp với khách hàng và trước pháp luật đương nhiên nhân viên Đỗ Trọng Hải phải chịu đồng thời TGP cũng sẽ phải gánh trách nhiệm liên đới.
Các khách hàng cho rằng, trong kinh doanh không thể có chuyện doanh nghiệp không chịu trách nhiệm trước những việc làm của nhân viên đang thuộc quyền quản lý của mình.
Chính vì thế nên TGP đã có văn bản “hứa” sẽ đền bù một phần thiệt hại cho khách hàng trên tinh thần “chia sẻ”.
Tuy nhiên, TGP cũng đã đưa ra những lý lẽ khác khá thuyết phục dựa trên quy định của công ty về hoạt động bán hàng, thanh toán và dựa trên những nguyên tắc về tài chính.
TGP khẳng định rằng việc các khách hàng thanh toán tiền đặt cọc và tiền mua xe trực tiếp với nhân viên bán hàng là sai bởi công ty đã quy định rõ hoạt động đó phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc séc, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì phải có chữ ký của lãnh đạo công ty và thanh toán phải được thực hiện tại bộ phận phụ trách tài chính. Do đó, khi xảy ra sự cố không thể bắt buộc TGP phải bồi thường những khoản tiền đó cho khách hàng.
Dựa vào những lý lẽ đó từ cả hai phía, với dư luận, sẽ không khó để nhận ra được căn nguyên của vấn đề.
Đặt trường hợp các khách hàng bị hại tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng những quy định của TGP khi giao dịch thì chắc chắn sự việc sẽ không thể xảy ra bởi chẳng có lý do gì khiến Đỗ Trọng Hải “xù” hợp đồng khi anh này không nhận “xu” tiền mặt nào từ khách hàng. Hoặc nếu có “kỳ quặc” đến mức xảy ra sự cố bởi những cam kết giao xe từ Đỗ Trọng Hải không được thực hiện thì TGP sẽ chẳng có lý do gì để từ chối bồi hoàn toàn bộ số tiền khách hàng đã thanh toán chứ không đến nỗi tranh cãi, kéo dài sự việc như hiện nay.
Từ phía TGP, nếu lãnh đạo công ty này quản lý chặt chẽ, không để nhân viên của mình làm sai quy định thì sự số có xảy ra? Rõ ràng khi để vụ việc do nhân viên của mình gây ra và xảy ra ngay tại nhiệm sở của mình, TGP cũng không thể không có trách nhiệm.
Hơn cả chuyện đúng – sai
Có lẽ động thái khởi kiện TGP ra tòa của các khách hàng sẽ là… thừa bởi chuyện đúng sai sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ. Việc cần làm là các khách hàng và TGP cần ngồi lại với nhau, phân tích những thiệt hơn để cùng chia sẻ thiệt hại bởi để xảy ra vụ việc như vậy thực chất là tại cả “anh” lẫn “ả”.
Hiện điều khiến dư luận và cả các nhà quản lý quan tâm đến vụ việc hy hữu này không còn dừng ở chuyện ai đúng, ai sai. Quan trọng hơn, nó đã giúp vẽ ra bức tranh lộn xộn của ngành công nghiệp ôtô, của thị trường ôtô vốn còn nhiều bất cập, chỉ ra những bài học cho cả những “thượng đế” bỏ món tiền lớn ra mua xe lẫn những nhà sản xuất, kinh doanh ôtô.
Khi ngành công nghiệp ôtô còn kém phát triển, khi nhà sản xuất vẫn tìm cách bán xe với giá cao nhất trong khi vẫn muốn duy trì cảnh “vừa bán vừa la vẫn đắt hàng”, khi giới kinh doanh xe hơi vẫn lợi dụng sự vồ vập, vội vàng của khách hàng để moi thêm những khoản lót tay hay hoa hồng thì chuyện sinh ra những nhân viên như Đỗ Trọng Hải, chuyện tồn tại những doanh nghiệp quản lý thiếu chặt chẽ như TGP đâu phải là hiện tượng khó hiểu;
Khi xe hơi còn là mặt hàng quá xa xỉ với quảng đại quần chúng, khi chiếc xế hộp vẫn có ý nghĩa trang sức hơn là một phương tiện, khi vẫn còn những người sẵn sàng bị… “móc túi” chỉ để nhận xe sớm hơn vài ngày thì chuyện có những khách hàng bị lừa, rơi vào cảnh dở khóc dở cười như trong vụ việc TGP cũng là lẽ tất yếu.
Vậy nên việc lấy đó làm một bài học sẽ là quan trọng hơn nhiều so với việc tranh luận, kiện tụng để rồi lại có thêm những vụ việc tương tự như thế nữa.