Hãng phụ tùng ôtô Ấn Độ sắp mở nhà máy ở Việt Nam

Diệp Vũ
Giám đốc điều hành Pricol, ông Vikram Mohan cho hay hãng sẽ mở nhà máy mới ở Mexico và Việt Nam
Pricol, công ty 40 năm tuổi, hiện có 8 cơ sở sản xuất và 7 văn phòng quốc tế.
Pricol, công ty 40 năm tuổi, hiện có 8 cơ sở sản xuất và 7 văn phòng quốc tế.
Theo tin từ tờ India Times, Pricol đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại các thị trường nước ngoài bằng cách mở các nhà máy mới và thực hiện các thương vụ thâu tóm trên toàn cầu.

Giám đốc điều hành Pricol, ông Vikram Mohan cho hay hãng sẽ mở nhà máy mới ở Mexico và Việt Nam, song song tìm kiếm các mục tiêu mua lại ở châu Âu để tiếp cận thị trường này. Các kế hoạch này đều nằm trong tầm nhìn của công ty đến năm 2020.

“Đến năm 2018, Mexico sẽ là thị trường linh kiện ôtô lớn nhất. Còn dự án của Việt Nam sẽ bắt đầu vào năm sau đó”, ông Mohan nói.

Pricol, công ty 40 năm tuổi, hiện có 8 cơ sở sản xuất và 7 văn phòng quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2920 của Pricol được đưa ra sau một thời gian dài công ty phải vật lộn với những bất ổn về lao động, tỷ suất lợi nhuận thấp, và mức nợ lớn.

Cũng theo kế hoạch mở rộng toàn cầu của công ty, vào tháng 1/2015, Pricol đã thâu tóm một công ty sản xuất hệ thống truyền động ôtô ở Brazil có tên là Melling do Brasil. Tuy nhiên, thương vụ này đã đẩy Pricol rơi vào thế bất lợi.

“Không may là nền kinh tế đã đi xuống sau đó... Chúng tôi hy vọng sẽ sẽ mất 5 năm đề phục hồi khoản đầu tư này”, ông Mohan nói.

Ông Mohan cho biết, doanh thu hợp nhất năm tài khóa 2014-2015 của Pricol đạt mức 169 triệu USD. "Năm nay, chúng tôi dự kiến đạt doanh thu 213 triệu USD, tăng trưởng 20%. Đến năm 2020, chúng tôi dự kiến đạt hơn 440 triệu USD doanh thu", ông nói.

Pricol hiện đang xây dựng một nhà máy mới ở Pune, Ấn Độ, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 5/2016.

Hiện nay, 40% doanh thu của Pricol đến từ linh kiện dành cho xe 2 bánh và 30% đến từ các sản phẩm dành cho xe 4 bánh. Phần còn lại đến từ máy kéo, xe đua, xe ba bánh...

Tin mới

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.