Hậu truy thu thuế linh kiện ôtô: Bắt đầu sửa quy định
Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ôtô
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 05/2012/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ôtô.
Các nội dung được sửa đổi, bổ sung nằm trong Điều 1 của Quyết định 05 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 11/5/2005.
Theo nội dung thông tư, các linh kiện ôtô do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc mua của các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu sẽ không được tính là nội địa hóa.
Về độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu, thân vỏ của xe chở người và ca-bin xe tải phải đáp ứng yêu cầu rời tối thiểu thành 6 cụm chính và chưa được sơn tĩnh điện.. Các cụm rời được xác định gồm: cụm nóc, cụm sàn, cụm sườn trái, cụm sườn phải, cụm trước, cụm sau và các mảng liên kết (nếu có).
Đối với khung xe, điều kiện là đã liên kết với nhau và chưa sơn tĩnh điện. Riêng khung có chiều dài từ 3,7m trở lên được phép sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu.
Trong khi đó, động cơ phải hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số. Hệ thống truyền động đã hoặc chưa lắp cùng hệ thống phanh. Hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi của xe phải để rời khỏi thân vỏ, ca-bin. Các thành thùng xe để rời chưa sơn và sàn thùng xe chưa được gắn với hệ thống khung phụ khi nhập khẩu.
Thông tư cũng quy định, trường hợp không đáp ứng các quy định trên do công nghệ sản xuất thay đổi hoặc do kết cấu ôtô và phụ tùng có tính chất mới thì phải được Bộ Khoa học và Công nghệ chuấp thuận về mức độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu.
Thông tư 05 của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2012.
Xung quanh câu chuyện nhập khẩu linh kiện, năm 2011, các cơ quan hải quan địa phương đã tiến hành ấn định số thuế truy thu linh kiện nhập khẩu lên đến hàng nghìn tỷ đồng đối với một số nhà sản xuất ôtô. Lý do là các lô hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu không đủ điều kiện về mức độ rời rạc theo quy định của Quyết định 05 để tính thuế cho từng linh kiện chi tiết theo quy định tại Thông tư 184 của Bộ Tài chính.
Sau đó, các doanh nghiệp bị truy thu thuế đã lên tiếng, lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vênh” so với quy định của các lô hàng linh kiện nhập khẩu. Câu chuyện này đã khiến không chỉ bản thân doanh nghiệp mà nhiều ngành liên quan cũng cảm thấy khó xử.
Cuối tháng 8/2011, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có kết luận về các phương án xử lý tạm thời đối với các trường hợp bị ấn định thuế truy thu. Đồng thời, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan nhằm theo kịp với sự phát triển của công nghệ ôtô, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, sau khi có yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định về phương pháp tính tỷ lệ nội địa hóa và xác định mức độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu. Tiếp sau đó, Bộ Tài chính cũng sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thuế nhập khẩu linh kiện ôtô.
Các nội dung được sửa đổi, bổ sung nằm trong Điều 1 của Quyết định 05 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 11/5/2005.
Theo nội dung thông tư, các linh kiện ôtô do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc mua của các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu sẽ không được tính là nội địa hóa.
Về độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu, thân vỏ của xe chở người và ca-bin xe tải phải đáp ứng yêu cầu rời tối thiểu thành 6 cụm chính và chưa được sơn tĩnh điện.. Các cụm rời được xác định gồm: cụm nóc, cụm sàn, cụm sườn trái, cụm sườn phải, cụm trước, cụm sau và các mảng liên kết (nếu có).
Đối với khung xe, điều kiện là đã liên kết với nhau và chưa sơn tĩnh điện. Riêng khung có chiều dài từ 3,7m trở lên được phép sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu.
Trong khi đó, động cơ phải hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số. Hệ thống truyền động đã hoặc chưa lắp cùng hệ thống phanh. Hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi của xe phải để rời khỏi thân vỏ, ca-bin. Các thành thùng xe để rời chưa sơn và sàn thùng xe chưa được gắn với hệ thống khung phụ khi nhập khẩu.
Thông tư cũng quy định, trường hợp không đáp ứng các quy định trên do công nghệ sản xuất thay đổi hoặc do kết cấu ôtô và phụ tùng có tính chất mới thì phải được Bộ Khoa học và Công nghệ chuấp thuận về mức độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu.
Thông tư 05 của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2012.
Xung quanh câu chuyện nhập khẩu linh kiện, năm 2011, các cơ quan hải quan địa phương đã tiến hành ấn định số thuế truy thu linh kiện nhập khẩu lên đến hàng nghìn tỷ đồng đối với một số nhà sản xuất ôtô. Lý do là các lô hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu không đủ điều kiện về mức độ rời rạc theo quy định của Quyết định 05 để tính thuế cho từng linh kiện chi tiết theo quy định tại Thông tư 184 của Bộ Tài chính.
Sau đó, các doanh nghiệp bị truy thu thuế đã lên tiếng, lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vênh” so với quy định của các lô hàng linh kiện nhập khẩu. Câu chuyện này đã khiến không chỉ bản thân doanh nghiệp mà nhiều ngành liên quan cũng cảm thấy khó xử.
Cuối tháng 8/2011, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có kết luận về các phương án xử lý tạm thời đối với các trường hợp bị ấn định thuế truy thu. Đồng thời, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan nhằm theo kịp với sự phát triển của công nghệ ôtô, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, sau khi có yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định về phương pháp tính tỷ lệ nội địa hóa và xác định mức độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu. Tiếp sau đó, Bộ Tài chính cũng sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thuế nhập khẩu linh kiện ôtô.