Không “ép” doanh nghiệp xuất khẩu xe máy

Đức Thọ
Mục tiêu xuất khẩu đề ra trong quy hoạch là điều gây nên nhiều lo lắng nhất cho các doanh nghiệp xe máy
Bản quy hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy là 1 tỷ USD.
Bản quy hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy là 1 tỷ USD.
Nhiều ý kiến đã bắt đầu tỏ ra lo ngại về những mục tiêu xuất khẩu xe máy được đặt ra trong bản “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020”.

>> Tham vọng của ngành công nghiệp xe máy

Đây là bản quy hoạch do Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp xây dựng, và đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng ký phê duyệt tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BCT ngày 29/8.

Không sợ mục tiêu, chỉ sợ... chỉ tiêu

Hai nội dung đáng chú ý nhất của bản “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020” là mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm xe máy cho từng giai đoạn và mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trung tâm thiết kế, lắp ráp xe máy lớn của khu vực.

Trong đó các mục tiêu xuất khẩu là điều gây nên nhiều lo lắng nhất cho các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, bản quy hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD, trong đó 50% là xe nguyên chiếc và bộ linh kiện đồng bộ; đến năm 2015 sẽ nâng con số này lên mức 500 triệu USD, trong đó có các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch”. Xa hơn, đến năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

Ngay sau khi bản quy hoạch được phê duyệt (ngày 29/8), đã có không ít ý kiến băn khoăn về những mục tiêu này.

Theo GS. Kenichi Ohno, Giám đốc Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF), việc đặt ra mục tiêu xuất khẩu như vậy là rất khó hiện thực hóa. Bởi lẽ, thị trường Việt Nam khác thị trường các nước khác như Trung Quốc hay Indonesia. Do đó, nếu “ép” các doanh nghiệp xuất khẩu thì các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều thứ, từ chiếc lược đầu tư dài hạn đến ngắn hạn, thay đổi định hướng - chủng loại - mẫu mã sản phẩm để phù hợp với các thị trường đó, trong khi vẫn phải phù hợp với thị trường nội địa.

Đại diện một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước cũng cho rằng không nên đặt ra mục tiêu xuất khẩu như vậy. Trên thực tế, khi nhu cầu tại thị trường trong nước nhỏ hơn nguồn cung, các nhà sản xuất sẽ tự động tìm cách xuất khẩu. Nhưng nếu đặt ra ch tiêu cụ thể mà doanh nghiệp không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ rất… khó xử với quy hoạch, với Nhà nước.

Quy hoạch chỉ là… mong muốn

Trước những băn khoăn của các nhà sản xuất xe máy, tại hội nghị phổ biến bản quy hoạch xe máy diễn ra sáng 4/12, đại diện Bộ Công Thương đã “đính chính” mục tiêu xuất khẩu đề ra trong bản quy hoạch chỉ là… mong muốn.

“Tôi nghĩ không có chuyện phân bổ chỉ tiêu cho từng doanh nghiệp. Mục tiêu xuất khẩu chỉ là “phấn đấu” cho toàn ngành mà thôi. Trên thực tế, khi thấy thị trường không thể lớn hơn nữa, tự bản thân doanh nghiệp sẽ phải tìm thị trường khác cho mình. Đó là việc riêng của các doanh nghiệp và Nhà nước không thể can thiệp”, Phó vụ trưởng Vụ Cơ khí - Luyện kim và Hóa chất (Bộ Công Thương) Ngô Văn Trụ nêu rõ.

Đồng quan điểm với ông Trụ, Chủ nhiệm dự án xây dựng quy hoạch xe máy Nguyễn Anh Nam cũng cho rằng mục tiêu xuất khẩu là rất khó, song đây là mong muốn của Chính phủ, còn thực hiện được hay không là phụ thuộc vào các doanh nghiệp.

Thông tin trên từ đại diện Bộ Công Thương đã phần nào giải tỏa lo lắng cho các doanh nghiệp xe máy trong nước và các chuyên gia.

“Tôi rất vui khi được nghe khẳng định này của Bộ Công Thương. Nhưng tôi cũng được biết Chính phủ cũng có những mục tiêu khác và tôi vẫn hy vọng không có những hạn ngạch cụ thể về xuất khẩu vì nó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khó phát triển cho các doanh nghiệp nội địa”, GS. Kenichi Ohno bảy tỏ.

Cũng theo GS. Kenichi Ohno, bản quy hoạch xe máy có một số nội dung còn xa rời thực tế. Chính vì vậy khi được phổ biến, các doanh nghiệp đã tỏ ra rất bất ngờ. Chuyên gia này cho rằng bản quy hoạch phải có được sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa để nội dung thực tế hơn, việc thực hiện được hiệu quả hơn, đồng thời hy vọng đây không phải là bản cuối cùng của quy hoạch.

Tin mới

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Năm 2024, Ford Việt Nam đạt doanh số 42,175 xe. Đây là kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử của Ford, tăng 10% so với năm 2023. 3/5 dòng xe Ford kinh doanh bao gồm Ranger, Everest, Transit tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong các phân khúc tham gia. Năm 2024 cũng ghi nhận kỷ lục bán hàng cả năm cho Ranger, Everest và Territory.
Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Vào cuối tháng 12/2024, Nissan Motor và Honda Motor đã xác nhận rằng họ đã đồng ý ngay lập tức bắt đầu "thảo luận và cân nhắc" để tích hợp hoàn toàn các doanh nghiệp ô tô của họ dưới một công ty cổ phần chung mới. Cho đến nay, thương vụ này vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

Sau nhiều đồn đoán, VinFast vừa chính thức công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Xe điện đang trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Năm 2024 trôi qua đã chứng kiến thị trường xe Việt tăng trưởng nhanh chóng trong việc áp dụng xe điện với đầu tàu VinFast và theo sau là các hãng xe lắp ráp cũng như nhập khẩu.