Lần đầu tiên doanh nghiệp ôtô “nội” tham gia điều hành VAMA

Đức Thọ
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) thay đổi nhân sự lãnh đạo
Ông Yoshihisa Maruta hiện đang là Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam.
Ông Yoshihisa Maruta hiện đang là Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa chính thức thông báo về cơ cấu tổ chức quản lý mới cho nhiệm kỳ 2015-2017.

Theo đó, vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ mới của VAMA sẽ do ông Yoshihisa Maruta đảm nhiệm. Ông Yoshihisa Maruta hiện đang là Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam.

Hai phó chủ tịch VAMA lần lượt là ông Bùi Kim Kha, Tổng giám đốc Thaco PC (thuộc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải - Thaco Group) và ông Jesus Metelo Arias Jr., Tổng giám đốc Ford Việt Nam. Ông ông Jesus Metelo Arias Jr. chính là Chủ tịch VAMA nhiệm kỳ 2012-2014.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Thaco Group tham gia vào đoàn chủ tịch của tổ chức đại diện cho khối các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.

Thaco Group cũng đồng thời là doanh nghiệp ôtô trong nước đầu tiên tham gia đảm nhiệm vai trò điều hành VAMA.

Các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch VAMA trước đây đều do các liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm, trong đó chủ yếu xoay quanh các hãng xe lớn như Toyota, Ford, GM, Mercedes-Benz hay Honda.

Theo đánh giá, việc Thaco Group tham gia điều hành VAMA sẽ giúp khối doanh nghiệp này có sự tươi mới trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh, có những đóng sát thực hơn vào định hướng và chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô trong nước.

Hiện tại, VAMA đang có tổng cộng 18 hãng xe thành viên, trong đó có 6 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước gồm Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco Group), Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin - Vinacoal), Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Trong ngành công nghiệp ôtô còn 2 doanh nghiệp có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nữa và cũng chiếm thị phần đáng kể là Hyundai Thành Công và Nissan. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà doanh nghiệp này chưa hoặc không tham gia VAMA.

Tin mới

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước đã có khác nhiều so với trước đây. Trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

Pháp, Hy Lạp, Ý và Ba Lan sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần này để ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, đủ để thúc đẩy các biện pháp thương mại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.