Mazda Trung Quốc “rã rời” vì biểu tình chống Nhật

Hoài An
Sản lượng bán hàng tháng 9 của công ty Mazda Motors tại Trung Quốc đã rớt thảm xuống mức thấp nhất trong vòng 19 tháng
Đám đông quá khích đập phá một chiếc xe cảnh sát do Nhật Bản sản xuất tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
Đám đông quá khích đập phá một chiếc xe cảnh sát do Nhật Bản sản xuất tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
Sản lượng bán hàng tháng 9 của công ty Mazda Motors tại Trung Quốc đã rớt thảm xuống mức thấp nhất trong vòng 19 tháng, do các cuộc biểu tình chống Nhật lan rộng khắp thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.

Theo hãng tin Bloomberg, trong tháng 9, sản lượng bán hàng của Mazda giảm tới 35% xuống còn 13.258 chiếc. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2011. Điều này cho thấy công ty này thậm chí còn không đạt mức doanh số trong giai đoạn hậu động đất sóng thần hồi tháng 3/2011 ở Nhật và nạn lụt ở Thái Lan.

Trên thực tế việc kinh doanh của hãng sản xuất xe hơi Mazda tại Trung Quốc đã trở nên sa sút trong vài tháng gần đây, do sự cạnh tranh trên thị trường xe hơi này đã tăng lên. Hiện vẫn chưa rõ, những cuộc biểu tình chống Nhật đã "góp" thêm bao nhiêu phần trăm vào tình trạng sụt giảm doanh số bán hàng tháng 9.

Các chuyên gia phân tích cho biết, không chỉ có Mazda, nhiều hãng xe hơi khác của Nhật như Toyota, Nissan, Honda cũng sẽ đối mặt với tình trạng doanh số bán hàng tại Trung Quốc sụt giảm. Nhiều công ty của Nhật đã phải đóng cửa ngưng hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc, nhằm hạn chế tối thiếu thiệt hại.

Tuy nhiên, tình trạng này có vẻ vẫn chưa được khắc phục trong thời gian ngắn. Chuyên gia Mitsushige Akino thuộc hãng quản lý đầu tư Ichiyoshi cho rằng, các hãng xe Nhật Bản, nhất là những công ty dựa nhiều vào thị trường Trung Quốc như Nissan và Mazda, có lẽ cần đánh giá lại triển vọng kinh doanh năm nay.

Hồi giữa tháng 9, một bản tin trên Bloomberg dẫn lời Hiệp hội Xe khách Trung Quốc cho biết, biểu tình sẽ khiến các hãng xe Nhật lần đầu tiên kể từ năm 2005 mất dần thị phần vào tay các hãng xe Đức.“Các hãng xe Nhật sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong một thời gian dài:”, Phó tổng thư ký hiệp hội Cui Dongshu nói.

Tin mới

Giấc mơ Robotaxi có thể là cơn ác mộng về pháp lý đối với Tesla và các nhà đầu tư

Giấc mơ Robotaxi có thể là cơn ác mộng về pháp lý đối với Tesla và các nhà đầu tư

Chương trình thí điểm robotaxi của Tesla được kiểm soát chặt chẽ tại Austin đã trải qua 16 ngày mà không xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào. Nhưng vào ngày 24 tháng 6, một chiếc Model Y trong đội xe thử nghiệm đã đâm vào một chiếc Toyota Camry đang đỗ bên ngoài một tiệm pizza nổi tiếng. Đó chỉ là một sự cố nhỏ, nhưngvấn đề đặt ra nếu đó là con người thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới

Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới

Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới, từ 389 tỷ USD vào năm 2023 lên 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2035, chủ yếu nhờ sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực sạc xe điện (EV) và các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS).
AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.