Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Nam Nguyễn
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan - Ảnh 1

Các đại diện của ngành công nghiệp – bao gồm cả Detroit Three, các nhà cung cấp phụ tùng và đại lý trên khắp cả nước – đã thúc giục chính quyền của Tổng thống Trump trong một bức thư mong muốn “đảo ngược chính sách”. Bức thư đánh dấu sự thể hiện hiếm hoi của ngành công nghiệp ô tô đối với các chính sách của ông Trump.

“Thuế quan đối với phụ tùng ô tô sẽ làm xáo trộn chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu và tạo ra hiệu ứng domino dẫn đến giá ô tô cao hơn cho người tiêu dùng, doanh số bán hàng tại các đại lý thấp hơn và sẽ khiến việc bảo dưỡng và sửa chữa xe trở nên đắt đỏ và khó dự đoán hơn”, trích trong bức thư do người đứng đầu Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ (AAPC), Hiệp hội Đại lý Ô tô Quốc gia và bốn hiệp hội khác ký. AAPC vận động hành lang cho các nhà sản xuất Mỹ là Ford Motor Co., General Motors Co. và Stellantis, nhưng không có Tesla Inc.

Bức thư gửi chính quyền Mỹ phản ánh nỗi lo ngại của các giám đốc điều hành phụ tùng ô tô Canada rằng thuế quan sẽ nhanh chóng khiến hoạt động lắp ráp ô tô phải dừng lại. Ngành công nghiệp ô tô là ngành kinh doanh có biên lợi nhuận thấp - thường dưới 10% - không đủ khả năng chi trả mức thuế quan hai chữ số. Nếu các nhà cung cấp phụ tùng bị buộc phải chịu chi phí thuế quan, nhiều nhà cung cấp sẽ ngừng sản xuất thay vì mất tiền.

Các nhóm này cho biết trong bức thư: “Hầu hết các nhà cung cấp ô tô không được vốn hóa để ứng phó với sự gián đoạn đột ngột do thuế quan gây ra. Nhiều công ty đã gặp khó khăn và sẽ phải đối mặt với tình trạng ngừng sản xuất, sa thải và phá sản. Chỉ cần một nhà cung cấp thất bại là có thể dẫn đến việc đóng cửa dây chuyền sản xuất của một hãng sản xuất ô tô. Khi điều này xảy ra, giống như trong thời kỳ đại dịch, tất cả các nhà cung cấp đều bị ảnh hưởng và người lao động sẽ mất việc làm”.

Cho đến nay, các nhà lãnh đạo trong ngành sản xuất ô tô của Mỹ hầu như vẫn im lặng trước mức thuế quan áp dụng đối với ô tô nhập khẩu kể từ ngày 3 tháng 4.

James Farley, giám đốc điều hành của Ford Motor, đã cảnh báo vào tháng 2 rằng mức thuế quan sẽ “làm thủng một lỗ hổng” trong ngành. Nhưng những người đứng đầu Stellantis và GM vẫn chưa công khai bày tỏ ý kiến ​​về mức thuế quan cho đến khi lá thư ngày 21 tháng 4 được công bố.

Patrick Anderson, giám đốc của Anderson Economic Group, một công ty tư vấn ô tô tại East Lansing, Mich., cho biết chi phí khổng lồ của mức thuế quan đối với phụ tùng đã thúc đẩy ngành công nghiệp này từ bỏ sự miễn cưỡng khi lên tiếng công khai trước các chính sách của ông Trump.

“Chi phí thuế quan quá lớn đến mức bạn không thể mong đợi họ không nói trực tiếp hơn trong những ngày tới”, ông Anderson cho biết. “Lá thư này từ nửa tá nhóm ngành công nghiệp ô tô là dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ nhận ra rằng họ phải nói trực tiếp và ở một mức độ nào đó thẳng thắn hơn so với trước đây”.

Flavio Volpe, người đứng đầu Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, đại diện cho 230 nhà cung cấp của Canada, nói lá thư được công bố công khai này cho thấy mối quan ngại lớn của Mỹ rằng ông Trump sẽ không thay đổi quyết định khi ngày 3 tháng 5 đang đến gần. Ông cho biết, bằng cách công khai, ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang báo hiệu rằng họ lo ngại hoạt động vận động hành lang hậu trường của mình có thể không thành công.

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan - Ảnh 2

Các công ty Mỹ – Ford, GM và Stellantis – phải trả mức thuế 25% cho các bộ phận không phải của Mỹ trong các phương tiện mà họ lắp ráp tại Canada và Mexico.

Là nhà nhập khẩu, các nhà sản xuất tương tự sẽ phải chịu hóa đơn thuế quan khi các khoản thuế được áp dụng cho các bộ phận ô tô riêng biệt. Không rõ liệu một số nhà sản xuất có yêu cầu nhà cung cấp chịu một số chi phí đó hay không. Ngành công nghiệp ô tô tích hợp của Bắc Mỹ hiện phụ thuộc vào các nhà cung cấp phụ tùng và nhà máy lắp ráp tại Canada, Mỹ và Mexico.

Những giám đốc điều hành ngành công nghiệp ô tô chưa bày tỏ bất kỳ ý định rộng rãi nào về việc chuyển nhà máy sang Mỹ, với lý do là chi phí hàng tỷ USD và nhiều năm để xây dựng lại các dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên, Stellantis gần đây đã tạm dừng sản xuất tại Windsor, Ont., và GM cho biết họ có thể chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ.

Tổng chi phí cho người tiêu dùng Mỹ trong năm đầu tiên áp dụng thuế quan đối với ô tô và phụ tùng sẽ là 30 tỷ USD, theo nghiên cứu do Anderson Economic Group công bố.

Thuế quan ô tô sẽ đẩy giá ô tô sản xuất tại Mỹ lên 2.500 USD đến 12.000 USD, tùy thuộc vào hàm lượng nội địa hoá, nhóm nghiên cứu ước tính. Ở mức thấp là những chiếc xe có hàm lượng nội địa cao, bao gồm Honda Civic và Volkswag Jetta. Các xe tải như Ram, Toyota và Ford Bronco Sport sẽ có giá cao hơn tới 8.500 USD tại các đại lý.

Xe hơi hạng sang nhập khẩu từ châu Âu do Audi, BMW và Land Rover sản xuất có thể tăng giá hơn 20.000 USD.

Chi phí tăng dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 5, tùy thuộc vào lượng hàng tồn kho.

Ông Anderson nói thuế quan "sẽ có tác động rất đáng kể đến khả năng chi trả cho ô tô, bao gồm cả ô tô mà mọi người nghĩ là ô tô Mỹ được lắp ráp tại Mỹ, với các bộ phận của Mỹ, cùng với các bộ phận của Canada và Mexico được lắp ráp tại Canada với các bộ phận của Mỹ. Toàn bộ ngành công nghiệp đã chỉ ra với Tổng thống rằng điều này sẽ khiến người tiêu dùng mất hàng nghìn USD cho mỗi chiếc ô tô và sẽ dẫn đến việc bán ít ô tô hơn cũng như mất việc làm”.

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?
Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Các giám đốc điều hành của Tesla nói rằng những chiếc xe mới ra mắt trong năm nay sẽ chỉ là phiên bản giá cả phải chăng hơn của những chiếc xe hiện có. Thay vào đó, công ty đang tập trung vào việc ra mắt Cybercab vào năm tới, một mẫu xe không có vô lăng hoặc bàn đạp sẽ được sản xuất hàng triệu chiếc cho các đội xe gọi xe tự hành. Musk tin rằng đây sẽ là sản phẩm “bom tấn” tiếp theo của công ty ông sau Model Y, trước khi chuyển sang robot hình người.