Ngành công nghiệp xe hơi khởi sắc

Trung Việt
Ngành công nghiệp xe hơi thế giới đang khởi sắc trở lại sau đợt khủng hoảng trầm trọng với việc doanh số bán lẻ của nhiều hãng
Năm 2009, Volkswagen đã bán ra thị trường 6,29 triệu xe, lập một kỉ lục mới so với 6,23 triệu chiếc của năm 2008 - Ảnh: AP.
Năm 2009, Volkswagen đã bán ra thị trường 6,29 triệu xe, lập một kỉ lục mới so với 6,23 triệu chiếc của năm 2008 - Ảnh: AP.
Ngành công nghiệp xe hơi thế giới đang khởi sắc trở lại sau đợt khủng hoảng trầm trọng với việc doanh số bán lẻ của hãng General Motors (GM) tăng 7% trong tháng vừa qua; của Volkswagen lập kỷ lục trong năm 2009 và hàng loạt cải cách về kiểu dáng xe đã được thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả.

Các nhà phân tích thị trường ôtô của nhiều nước vừa đưa ra nhận định, sức tiêu thụ ôtô trên toàn cầu đã bắt đầu hồi phục vào năm 2009 và có thể đạt mức tăng ấn tượng trong năm 2010. Thực tế cũng đã cho thấy, tình hình sản xuất, kinh doanh của các hãng xe hơi đang khởi sắc sau một thời kỳ ảm đạm.

Doanh số bán xe hơi tăng mạnh

Tại Triển lãm ôtô quốc tế ở thành phố công nghiệp Detroit của Mỹ tuần trước, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Ray LaHood khẳng định, ngành công nghiệp xe hơi - một trong những trụ cột của nền kinh tế Mỹ-đang phục hồi, và tạo thêm nhiều việc làm.

Hãng GM bắt đầu thanh toán các khoản cứu trợ của chính phủ và điều này cho thấy tiền thuế của người dân đã được sử dụng một cách hiệu quả để giúp ngành xe hơi phục hồi.

Năm ngoái, GM đã phải đóng cửa 14 nhà máy; Chính phủ Mỹ đã cấp khoản vay hơn 50 tỷ USD để duy trì hoạt động của GM và Chrysler, đồng thời tiến hành tái cơ cấu để tránh bị phá sản. Theo Chủ tịch GM, với đà tăng trưởng hiện nay, nhiều nhà máy của GM có thể mở cửa trở lại.

Chủ tịch khu vực Bắc Mỹ của GM, Mark Reuss cho biết, các nhà máy của hãng, chuyên sản xuất các dòng xe như Chevrolet Equinox, GMC địa hình, Cadillac SRX hay Buick LaCrosse đã chạy hết công suất và không thể đáp ứng được các đơn đặt hàng. Doanh số bán lẻ của GM đã tăng 7% trong tháng 12/2009 và doanh số bán lẻ bốn dòng xe phổ biến là Chevrolet, Cadillac, Buick và GMC tăng 13%.

Trong khi đó, hãng Volkswagen của Đức đã không chỉ trụ vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế nhờ hướng tới các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc mà còn đạt doanh số bán xe kỷ lục trong năm 2009.

"Đại gia" ôtô Volkswagen của Đức ngày 11/1 cho biết năm 2009, Volkswagen đã bán ra thị trường 6,29 triệu xe, lập một kỉ lục mới so với 6,23 triệu chiếc của năm 2008. Hiện thị phần xe ôtô của Volkswagen chiếm 11,4% thị trường thế giới.

Trung Quốc, Ấn Độ sẽ dẫn dắt ngành ôtô

Các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc cũng vừa trải qua một năm khá thành công khi nước này trở thành nước tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới trong năm 2009, với mức tiêu thụ ôtô tăng 40%.

Tại Nga, thị trường xe hơi cũng đang có triển vọng khả quan khi ngày 11/1, Nga công bố một chương trình tương tự như phương thức đã được thực hiện tại nhiều nước phương Tây nhằm khuyến khích người tiêu dùng bỏ xe cũ, mua xe mới với số tiền 340 triệu USD hỗ trợ của chính phủ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu giúp ngành xe hơi phục hồi là do các nhà sản xuất được hưởng lợi từ các gói hỗ trợ và kích cầu kinh tế lớn của chính phủ; kinh tế thế giới đã bước đầu tăng trưởng trở lại.

Tờ "Tiếng Vang" của Pháp tuần trước nhận định rằng, năm 2009 đã trở thành mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô thế giới với 4 sự kiện nổi bật, khiến lĩnh vực này mang một cục diện hoàn toàn mới mẻ. Bốn sự kiện đó là sự sụp đổ của GM, sự suy yếu của Toyota, sự đi lên của Volkswagen và sự xuất hiện của các dòng xe ôtô điện.

Thị trường xe hơi đang chuyển hướng từ Âu, Mỹ sang châu Á và các nước mới nổi. Trong khi ôtô chạy bằng xăng dầu đang dần giảm giá, thì những chiếc xe chạy bằng điện dường như đang lên ngôi.

Từ một năm trở lại đây, người ta chỉ nói đến loại xe đời mới này. Thậm chí nhiều người còn cho rằng ôtô chạy bằng điện sẽ là giải pháp cứu vãn sự suy giảm của ngành công nghiệp ôtô và giúp ngành này phát triển thân thiện với môi trường hơn.

Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Toyota với việc xuất xưởng các loại xe hybrid, vừa chạy điện vừa chạy xăng. Renault Nissan dự kiến sẽ cho ra đời loại xe 100% chạy điện trong hai năm tới.

Tin mới

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu sinh năm 1966 ở huyện Wuwei, tỉnh An Huy, trong một gia đình nông dân nghèo. Khi còn học trung học, ông được anh trai và chị gái chăm sóc vì cả cha và mẹ qua đời. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vươn lên vượt khó của Wang Chuanfu đã giúp tỷ phú này đạt được thành công không tưởng.
Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.