Nhà sản xuất ôtô “nội” xin Chính phủ giảm thuế, vay vốn
Vinaxuki đề nghị được giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt từ 1/1/2014
Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị được giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt từ 1/1/2014, cho các dòng xe chiến lược do đơn vị này sản xuất.
Cụ thể, Vinaxuki đề xuất Chính phủ hỗ trợ một số chính sách giúp công ty tăng quy mô sản xuất các dòng ôtô chiến lược gồm các loại xe 8 chỗ cho thị trường nông thôn, kinh doanh vận tải taxi,… và đẩy mạnh quá trình nội địa hóa các dòng sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, Vinaxuki đề nghị được vay khoản vốn 250 tỷ đồng, với thời hạn tối thiểu 7 năm theo chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia, từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Cùng với đó, Vinaxuki xin được vay vốn dài hạn hoặc hoãn nộp thuế từ tháng 10/2013 (tổng trị giá tương đương 750 tỷ đồng) để tập trung vốn vào đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ, trang bị dây chuyền đúc nhôm thân vỏ động cơ và nhập khẩu thiết bị gia công.
Hiện, Vinaxuki đang sản xuất và phân phối các dòng xe du lịch và xe tải. Các nhà máy do công ty này đầu tư và xây dựng có tổng công suất đạt 60.000 xe/năm.
Trong một diễn biến có liên quan trước đó, sau khi Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải được Chính phủ cho phép gia hạn nộp 1.200 tỷ đồng thuế cách đây hai tháng, hàng loạt doanh nghiệp ôtô cũng theo nhau xin gia hạn thuế.
Chẳng hạn, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) xin Chính phủ gia hạn đóng thuế, vì lý do phải dồn sức cho việc “phát triển ngành công nghiệp ôtô” trong bối cảnh khó khăn.
Các doanh nghiệp bao gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Ôtô TMT, Công ty TNHH Hoàng Trà, và Công ty TNHH Ôtô Đông Phương và ngay bản thân Vinaxuki cũng có những kiến nghị tương tự.
Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, người nộp thuế có quyền được gia hạn nộp thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp “khó khăn đặc biệt”. Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Cụ thể, Vinaxuki đề xuất Chính phủ hỗ trợ một số chính sách giúp công ty tăng quy mô sản xuất các dòng ôtô chiến lược gồm các loại xe 8 chỗ cho thị trường nông thôn, kinh doanh vận tải taxi,… và đẩy mạnh quá trình nội địa hóa các dòng sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, Vinaxuki đề nghị được vay khoản vốn 250 tỷ đồng, với thời hạn tối thiểu 7 năm theo chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia, từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Cùng với đó, Vinaxuki xin được vay vốn dài hạn hoặc hoãn nộp thuế từ tháng 10/2013 (tổng trị giá tương đương 750 tỷ đồng) để tập trung vốn vào đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ, trang bị dây chuyền đúc nhôm thân vỏ động cơ và nhập khẩu thiết bị gia công.
Hiện, Vinaxuki đang sản xuất và phân phối các dòng xe du lịch và xe tải. Các nhà máy do công ty này đầu tư và xây dựng có tổng công suất đạt 60.000 xe/năm.
Trong một diễn biến có liên quan trước đó, sau khi Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải được Chính phủ cho phép gia hạn nộp 1.200 tỷ đồng thuế cách đây hai tháng, hàng loạt doanh nghiệp ôtô cũng theo nhau xin gia hạn thuế.
Chẳng hạn, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) xin Chính phủ gia hạn đóng thuế, vì lý do phải dồn sức cho việc “phát triển ngành công nghiệp ôtô” trong bối cảnh khó khăn.
Các doanh nghiệp bao gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Ôtô TMT, Công ty TNHH Hoàng Trà, và Công ty TNHH Ôtô Đông Phương và ngay bản thân Vinaxuki cũng có những kiến nghị tương tự.
Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, người nộp thuế có quyền được gia hạn nộp thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp “khó khăn đặc biệt”. Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính.