Những ông vua trong ngành công nghiệp ôtô thế giới
Những biến động của nền công nghiệp ôtô năm qua đã làm thay đổi bảng xếp hạng 50 nhân vật ảnh hưởng nhất do tạp chí Motortrend bình chọn
Hãng xe lớn nhất thế giới, Toyota đã có một năm khá tồi tệ với hàng loạt vấn đề về chất lượng và độ an toàn. Lợi nhuận trong năm 2010 của Toyota có khả năng còn thấp hơn Ford và Honda. Trong khi đó, Ford lại có những bước chuyển mình khá ấn tượng, còn bộ đôi Hyundai- Kia tiếp tục thu được thành công…
Những biến động của nền công nghiệp ôtô trong năm qua đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng 50 nhân vật ảnh hưởng nhất do tạp chí nổi tiếng Mỹ Motortrend bình chọn.
Hãy cùng điểm mặt 10 nhân vật được đánh giá là sẽ có ảnh hưởng lớn nhất tới ngành công nghiệp ô tô trong năm 2011:
1. Alan Mulally
Giám đốc điều hành tập đoàn Ford
Đánh giá: Lãnh đạo mà mọi hãng xe mong muốn có và cần có
Xếp hạng năm 2010: 2
Xếp hạng năm 2009: 10
Chèo lái giúp Ford trụ vững không phá sản và cũng không cần viện trợ của chính phủ, đồng thời thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Ford, quyết định bán các thương hiệu Aston Martin, Jaguar, Land Rover, Volvo, giảm cổ phần ở Mazda, khai tử Mercury.
Ông đã có đóng góp lớn vào việc Ford tăng doanh thu và đạt lợi nhuận liên tục từ quý 4/2009 đến nay, sau 4 năm thua lỗ. Năm 2009, Ford công bố lãi 2,7 tỷ USD và trong 9 tháng đầu năm 2010 lãi thêm 6,37 tỷ USD. Ford cũng ghi điểm trong mắt người tiêu dùng và đạt điểm cao kỷ lục trong bảng đánh giá của J.D. Power.
Mulally gia nhập tập đoàn Ford cuối năm 2005, sau 37 năm cống hiến cho Boeing. Ông tự miêu tả mình là một nhà thiết kế, một nhà sáng tạo và rất ưa thích lãnh đạo để doanh nghiệp phát triển và sinh ra lợi nhuận.
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời
3. Carlos Ghosn
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành liên minh Nissan-Renault
Ghi điểm với dòng xe điện của Nissan
Xếp hạng năm 2010: 14
Bằng việc tạo ra lợi nhuận cho liên minh Nissan-Renault và cho ra đời dòng xe đầy ấn tượng Leaf, Carlos Ghosn dễ dàng vượt 11 bậc để leo lên vị trí thứ 3 trong top 10 nhân vật trong năm.
Dòng xe điện thương mại đầu tiên của Nissan, Leaf chưa ra mắt đã cháy hàng với hàng trăm đơn đặt mua. Chính vì thế, trong vòng 3 năm tới, Nissan sẽ đẩy mạnh đầu tư với mục tiêu xuất xưởng 500.000 xe điện/năm gồm các thương hiệu khác nhau như Infiniti, Renault…
Triển vọng trong công việc: Khó nắm bắt
4. Martin Winterkorn
Chủ tịch ban điều hành Volkswagen AG
Một năm nhiều thăng trầm
Xếp hạng năm 2010: 4
Cùng thực hiện tham vọng với Ferdinand Piech, Martin Winterkorn là cái tên không thể thiếu trong bảng xếp hạng của Motortrend trong vài năm trở lại đây, bởi tầm ảnh hưởng lớn lên hãng hãng xe lớn nhất châu Âu Volkswagen. VW sẽ mạnh tay đầu tư cho các dòng xe công nghệ cao như hybrids, xe điện và xe nhỏ.
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời, nếu có thể thực hiện được những mục tiêu do ông Piech đề ra
5. Chung Mong Koo
Chủ tịch tập đoàn Hyundai-Kia
Xếp hạng năm 2010: 3
Hyundai và Kia đã có một năm thành công tại Mỹ, châu Âu khi liên tục tăng doanh số và thị phần. Dù đã lớn tuổi, nhưng ông Chung Mong Koo vẫn cho thấy tài năng lãnh đạo của mình.
Hàng loại các mẫu xe của Hyundai thu được thành công lớn như Sonata, Elantra, Tucson… Tuy nhiên, ông Chung để tuột mất vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng, sau khi không thể mua được 35% cổ phần công ty Hyundai Engineering & Construction từ người anh rể Hyun Jeong Eun dẫn tới việc chia rẽ trong tập đoàn Hyundai.
Triển vọng trong công việc: Rất tốt
6. Mark Reuss
Phó chủ tịch tập đoàn GM kiêm Chủ tịch GM Bắc Mỹ
Xếp hạng năm 2010: 18
Là một trong những gương mặt trẻ và tài năng nhất của GM, Mark Reuss đã dẫn dắt GM Holden thu được nhiều thành công ở Australia từ tháng 2/2008 đến tháng 7/2009, trước khi trở về Mỹ và được bổ nhiệm làm Chủ tịch GM Bắc Mỹ.
Triển vọng trong công việc: Có khả năng là người kế nhiệm Dan Akerson
7. Lewis Booth
Giám đốc tài chính Ford
Xếp hạng năm 2010: 11
Là người nắm giữ tài chính cho Mulally, Booth có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tháo gỡ các khó khăn tài chính mà Ford gặp phải. Thành công của Ford hiện nay không thể có nếu thiếu sự đóng góp của ông.
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời
8. Derrick Kuzak
Phó chủ tịch bộ phận phát triển sản phẩm Ford
Xếp hạng năm 2010: 6
Là người thứ 3 của Ford có mặt trong bảng xếp hạng, Kuzak được tôn vinh nhờ những đóng góp trong chiến lược phát triển sản phẩm giúp cho ra đời nhiều dòng xe mới thiết kế bắt mắt, nội thất tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu hơn như Fiesta, Explorer, F-150…
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời
9. Sergio Marchionne
Giám đốc điều hành Fiat và Chrysler
Xếp hạng năm 2010: 10
Không quá thành công trong năm 2010, nhưng Sergio Marchionne đã lãnh đạo hãng xe Fiat thâu tóm thành công Chrysler, đồng thời cải tổ Chrysler để phát triển các dòng sản phẩm mới dựa trên model Fiat.
10. John Krafcik
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hyundai Mỹ
Xếp hạng năm 2010: 5
Sự ăn khách của các dòng xe Hyundai tại Mỹ khó có thể đạt được, nếu thiếu tài năng lãnh đạo của John Krafcink.
Triển vọng trong công việc: Vẫn là lãnh đạo năng động nhất trong ngành công nghiệp xe hơi
Những biến động của nền công nghiệp ôtô trong năm qua đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng 50 nhân vật ảnh hưởng nhất do tạp chí nổi tiếng Mỹ Motortrend bình chọn.
Hãy cùng điểm mặt 10 nhân vật được đánh giá là sẽ có ảnh hưởng lớn nhất tới ngành công nghiệp ô tô trong năm 2011:
1. Alan Mulally
Giám đốc điều hành tập đoàn Ford
Đánh giá: Lãnh đạo mà mọi hãng xe mong muốn có và cần có
Xếp hạng năm 2010: 2
Xếp hạng năm 2009: 10
Chèo lái giúp Ford trụ vững không phá sản và cũng không cần viện trợ của chính phủ, đồng thời thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Ford, quyết định bán các thương hiệu Aston Martin, Jaguar, Land Rover, Volvo, giảm cổ phần ở Mazda, khai tử Mercury.
Ông đã có đóng góp lớn vào việc Ford tăng doanh thu và đạt lợi nhuận liên tục từ quý 4/2009 đến nay, sau 4 năm thua lỗ. Năm 2009, Ford công bố lãi 2,7 tỷ USD và trong 9 tháng đầu năm 2010 lãi thêm 6,37 tỷ USD. Ford cũng ghi điểm trong mắt người tiêu dùng và đạt điểm cao kỷ lục trong bảng đánh giá của J.D. Power.
Mulally gia nhập tập đoàn Ford cuối năm 2005, sau 37 năm cống hiến cho Boeing. Ông tự miêu tả mình là một nhà thiết kế, một nhà sáng tạo và rất ưa thích lãnh đạo để doanh nghiệp phát triển và sinh ra lợi nhuận.
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời
2. Ferdinand Piech
Chủ tịch kiêm cố vấn cấp cao HĐQT tập đoàn Volkswagen AG
Xếp hạng năm 2010: 1
Tụt một bậc so với năm ngoái, nhưng những thành công của ông trong năm 2010 là không thể phủ nhận. Sau khi thôn tính hãng xe thể thao Đức Porsche hồi năm trước, trong 2010, Ferdinand Piech chuẩn bị công cuộc mua thương hiệu Alfa Romeo của Fiat. Khi ông chủ Fiat từ chối, Piech khẳng định tham vọng “nuốt” Ferrari để mở rộng thêm đại gia đình Volkswagen vốn đã có tới 10 thương hiệu khác nhau.
Không chỉ thế, VW cũng khẳng định tham vọng lật đổ Toyota bằng cách mạnh tay chi tới 71 tỷ USD trong 5 năm, đầu tư phát triển sản xuất và công nghệ.
Triển vọng trong công việc: Vô cùng khó đánh bại
Chủ tịch kiêm cố vấn cấp cao HĐQT tập đoàn Volkswagen AG
Xếp hạng năm 2010: 1
Tụt một bậc so với năm ngoái, nhưng những thành công của ông trong năm 2010 là không thể phủ nhận. Sau khi thôn tính hãng xe thể thao Đức Porsche hồi năm trước, trong 2010, Ferdinand Piech chuẩn bị công cuộc mua thương hiệu Alfa Romeo của Fiat. Khi ông chủ Fiat từ chối, Piech khẳng định tham vọng “nuốt” Ferrari để mở rộng thêm đại gia đình Volkswagen vốn đã có tới 10 thương hiệu khác nhau.
Không chỉ thế, VW cũng khẳng định tham vọng lật đổ Toyota bằng cách mạnh tay chi tới 71 tỷ USD trong 5 năm, đầu tư phát triển sản xuất và công nghệ.
Triển vọng trong công việc: Vô cùng khó đánh bại
3. Carlos Ghosn
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành liên minh Nissan-Renault
Ghi điểm với dòng xe điện của Nissan
Xếp hạng năm 2010: 14
Bằng việc tạo ra lợi nhuận cho liên minh Nissan-Renault và cho ra đời dòng xe đầy ấn tượng Leaf, Carlos Ghosn dễ dàng vượt 11 bậc để leo lên vị trí thứ 3 trong top 10 nhân vật trong năm.
Dòng xe điện thương mại đầu tiên của Nissan, Leaf chưa ra mắt đã cháy hàng với hàng trăm đơn đặt mua. Chính vì thế, trong vòng 3 năm tới, Nissan sẽ đẩy mạnh đầu tư với mục tiêu xuất xưởng 500.000 xe điện/năm gồm các thương hiệu khác nhau như Infiniti, Renault…
Triển vọng trong công việc: Khó nắm bắt
4. Martin Winterkorn
Chủ tịch ban điều hành Volkswagen AG
Một năm nhiều thăng trầm
Xếp hạng năm 2010: 4
Cùng thực hiện tham vọng với Ferdinand Piech, Martin Winterkorn là cái tên không thể thiếu trong bảng xếp hạng của Motortrend trong vài năm trở lại đây, bởi tầm ảnh hưởng lớn lên hãng hãng xe lớn nhất châu Âu Volkswagen. VW sẽ mạnh tay đầu tư cho các dòng xe công nghệ cao như hybrids, xe điện và xe nhỏ.
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời, nếu có thể thực hiện được những mục tiêu do ông Piech đề ra
5. Chung Mong Koo
Chủ tịch tập đoàn Hyundai-Kia
Xếp hạng năm 2010: 3
Hyundai và Kia đã có một năm thành công tại Mỹ, châu Âu khi liên tục tăng doanh số và thị phần. Dù đã lớn tuổi, nhưng ông Chung Mong Koo vẫn cho thấy tài năng lãnh đạo của mình.
Hàng loại các mẫu xe của Hyundai thu được thành công lớn như Sonata, Elantra, Tucson… Tuy nhiên, ông Chung để tuột mất vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng, sau khi không thể mua được 35% cổ phần công ty Hyundai Engineering & Construction từ người anh rể Hyun Jeong Eun dẫn tới việc chia rẽ trong tập đoàn Hyundai.
Triển vọng trong công việc: Rất tốt
6. Mark Reuss
Phó chủ tịch tập đoàn GM kiêm Chủ tịch GM Bắc Mỹ
Xếp hạng năm 2010: 18
Là một trong những gương mặt trẻ và tài năng nhất của GM, Mark Reuss đã dẫn dắt GM Holden thu được nhiều thành công ở Australia từ tháng 2/2008 đến tháng 7/2009, trước khi trở về Mỹ và được bổ nhiệm làm Chủ tịch GM Bắc Mỹ.
Triển vọng trong công việc: Có khả năng là người kế nhiệm Dan Akerson
7. Lewis Booth
Giám đốc tài chính Ford
Xếp hạng năm 2010: 11
Là người nắm giữ tài chính cho Mulally, Booth có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tháo gỡ các khó khăn tài chính mà Ford gặp phải. Thành công của Ford hiện nay không thể có nếu thiếu sự đóng góp của ông.
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời
8. Derrick Kuzak
Phó chủ tịch bộ phận phát triển sản phẩm Ford
Xếp hạng năm 2010: 6
Là người thứ 3 của Ford có mặt trong bảng xếp hạng, Kuzak được tôn vinh nhờ những đóng góp trong chiến lược phát triển sản phẩm giúp cho ra đời nhiều dòng xe mới thiết kế bắt mắt, nội thất tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu hơn như Fiesta, Explorer, F-150…
Triển vọng trong công việc: Tuyệt vời
9. Sergio Marchionne
Giám đốc điều hành Fiat và Chrysler
Xếp hạng năm 2010: 10
Không quá thành công trong năm 2010, nhưng Sergio Marchionne đã lãnh đạo hãng xe Fiat thâu tóm thành công Chrysler, đồng thời cải tổ Chrysler để phát triển các dòng sản phẩm mới dựa trên model Fiat.
10. John Krafcik
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hyundai Mỹ
Xếp hạng năm 2010: 5
Sự ăn khách của các dòng xe Hyundai tại Mỹ khó có thể đạt được, nếu thiếu tài năng lãnh đạo của John Krafcink.
Triển vọng trong công việc: Vẫn là lãnh đạo năng động nhất trong ngành công nghiệp xe hơi