Những sự cố xe Việt “ồn ào” nhất năm 2012
170.000 xe các loại được các hãng xe tại Việt Nam công bố triệu hồi trong năm 2012
Không giấu diếm hay né tránh như trước đây, năm 2012 trở thành cột mốc đáng nhớ với người tiêu dùng trong nước, khi nhiều hãng xe đã có những chương trình triệu hồi xe mắc lỗi.
Những năm trước đây, nhiều người vẫn tự hỏi “phải chăng, ôtô-xe máy tại Việt Nam tốt hơn xe ở nhiều nước trên thế giới?”. Họ hỏi, bởi thông tin về các chiến dịch triệu hồi xe lỗi trên toàn cầu liên tiếp được các hãng chế tạo xe công bố, trong đó có nhiều dòng xe đang được lắp ráp hoặc phân phối trong nước, nhưng hầu như chẳng có mẫu xe nào tại Việt Nam “có dấu hiệu” liên quan.
Tuy nhiên, năm 2012 đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp xe tại Việt Nam đã “tự nguyện” hoặc “miễn cưỡng” công bố các chương trình triệu hồi xe mắc lỗi do nhà sản xuất, với số lượng lên đến gần 170.000 xe các loại.
Có thể nói, các doanh nghiệp xe trong nước đã bắt đầu có tín hiệu đối xử công bằng và tôn trọng “thượng đế” của mình hơn.
Mặc dù vậy, không phải chiến dịch triệu hồi xe trong nước nào diễn ra trong năm qua cũng mang đến sự hài lòng cho người tiêu dùng. Có những chiến dịch triệu hồi nhận được sự đón nhận nhưng cũng có những vụ việc lại gây khó chịu và gây thiện cảm không tốt.
Điển hình nhất là việc Piaggio Việt Nam âm thầm triệu hồi xe Liberty. Cho đến thời điểm này, nhiều khách hàng đi xe Liberty của liên doanh Italy tại Việt Nam cũng chưa hiểu được tại sao xe của họ mới mua về đã phát tiếng kêu và phải thay vành sau.
Đơn giản vì Piaggio Việt Nam không công khai lỗi kỹ thuật này. Giải trình với các cơ quan chức năng và báo chí, liên doanh này mặc dù đã xác nhận có hiện tượng vành sau của hai dòng sản phẩm Liberty và Liberty S có tiếng kêu lạ, nhưng vẫn khẳng định đây chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên và không ảnh hưởng đến an toàn hay chức năng của xe.
Bởi vậy, ngay trên hệ thống đại lý ủy quyền của Piaggio Việt Nam cũng đã có những ứng xử khác nhau về vụ việc này. Ở một số đại lý, xe Liberty và Liberty S vẫn được tiến hành kiểm tra và thay vành sau miễn phí (nếu cần), nhưng cũng có đại lý khẳng định họ không biết thông tin này nên khách hàng phải trả phí nếu tiến hành kiểm tra xe hoặc thay thế linh kiện mới.
Đến nay, Piaggio Việt Nam vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về sự cố này và số lượng chính xác xe đã thay vành mới vẫn còn bí ẩn.
Cũng liên quan đến triệu hồi xe máy, Honda Việt Nam đã chọn cách ứng xử khác hẳn với Piaggio Việt Nam, khi công khai lỗi kỹ thuật, số lượng xe và thông báo cụ thể chương trình khắc phục lỗi cho dòng sản phẩm của hãng.
Còn nhớ, hồi tháng 9/1012, Honda Việt Nam đã chủ động phát đi thông báo triệu hồi và kế hoạch khắc phục lỗi đối với 152.053 xe WAVE 110 RSX 2012 chỉ vì đấu nhầm dây điện đèn phanh với đèn hậu. Mặc dù không phải là lỗi nghiêm trọng, nhưng Honda Việt Nam xác định vấn đề này có thể phát tín hiệu hiểu lầm cho người tham gia giao thông nên đã chủ động khắc phục lỗi miễn phí cho khách hàng của mình.
Cũng “tự nguyện” triệu hồi xe như Honda Việt Nam, nhưng GM Việt Nam chỉ miễn cưỡng thông báo thông tin rộng rãi cho người tiêu dùng sau khi báo chí tìm hiểu được chiến dịch này trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng Kiểm Việt Nam.
Trước đó, mặc dù GM Việt Nam đã báo cáo lỗi cụm điều khiển hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên dòng xe Chevrolet Captiva, kèm theo kế hoạch khắc phục và sửa chữa lỗi lên Cục Đăng Kiểm Việt Nam, nhưng quá mốc thời gian bắt đầu tiến hành lỗi mà liên doanh này vẫn không hề có thông báo nào tới khách hàng, kể cả trên trang thông tin (website) của GM Việt Nam.
Cho đến khi báo chí phản ánh vụ việc, GM Việt Nam mới phát đi thông cáo báo chí nêu rõ về chiến dịch triệu hồi này. Theo đó, liên doanh này phải triệu hồi 10.342 chiếc Chevrolet Captiva sản xuất từ năm 2006 tới cuối năm 2011 để sửa chữa cụm điều khiển hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Tròn 3 tháng trước khi GM Việt Nam thông báo triệu hồi, thì hàng chục nghìn xe Chevrolet Captiva tại Trung Quốc và Hàn Quốc cũng phải về xưởng sửa chữa vì lỗi tương tự.
Không thoát khỏi vòng xoáy triệu hồi xe của hãng mẹ, Toyota Việt Nam cũng phải gọi về xưởng gần 5.300 xe Corolla Altis và Vios để tiến hành khắc phục lỗi, sau khi Toyota toàn cầu thông báo triệu hồi hơn 7,4 triệu xe trên toàn cầu, vì lý do lỗi công tắc cửa sổ điện.
Liên doanh Toyota tại Việt Nam đã phải gọi về xưởng sửa chữa hơn 1.400 chiếc Corolla và gần 4.000 chiếc Vios sản xuất trong từ năm 2007 đến 2008 hồi tháng 11 vừa qua. Những chiếc xe của Toyota gặp phải lỗi ở núm công tắc điện, khi bộ phận này có hiện tượng không hồi về vị trí ban đầu hoặc bị dính khi điều khiển kính cửa sổ lên xuống, dẫn đến nguy cơ cháy công tắc ở một số trường hợp.
Ford Việt Nam có lẽ là đơn vị có chương trình triệu hồi xe đặc biệt nhất trong năm qua. Dòng xe mắc lỗi mà liên doanh này phải tiến hành triệu hồi là xe chở khách Ford Transit được sản xuất trong nước ngay tại nhà máy ở Hải Dương. Số lượng xe bị lỗi chỉ 157 chiếc với nguyên nhân xuất phát từ chất keo làm kính tại mép cửa không được làm đúng quy trình. Với lỗi này, Ford Transit có thể bị lọt nước vào khoang xe khi đi qua vùng ngập nước hoặc chạy dưới trời mưa.
Những năm trước đây, nhiều người vẫn tự hỏi “phải chăng, ôtô-xe máy tại Việt Nam tốt hơn xe ở nhiều nước trên thế giới?”. Họ hỏi, bởi thông tin về các chiến dịch triệu hồi xe lỗi trên toàn cầu liên tiếp được các hãng chế tạo xe công bố, trong đó có nhiều dòng xe đang được lắp ráp hoặc phân phối trong nước, nhưng hầu như chẳng có mẫu xe nào tại Việt Nam “có dấu hiệu” liên quan.
Tuy nhiên, năm 2012 đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp xe tại Việt Nam đã “tự nguyện” hoặc “miễn cưỡng” công bố các chương trình triệu hồi xe mắc lỗi do nhà sản xuất, với số lượng lên đến gần 170.000 xe các loại.
Có thể nói, các doanh nghiệp xe trong nước đã bắt đầu có tín hiệu đối xử công bằng và tôn trọng “thượng đế” của mình hơn.
Mặc dù vậy, không phải chiến dịch triệu hồi xe trong nước nào diễn ra trong năm qua cũng mang đến sự hài lòng cho người tiêu dùng. Có những chiến dịch triệu hồi nhận được sự đón nhận nhưng cũng có những vụ việc lại gây khó chịu và gây thiện cảm không tốt.
Điển hình nhất là việc Piaggio Việt Nam âm thầm triệu hồi xe Liberty. Cho đến thời điểm này, nhiều khách hàng đi xe Liberty của liên doanh Italy tại Việt Nam cũng chưa hiểu được tại sao xe của họ mới mua về đã phát tiếng kêu và phải thay vành sau.
Đơn giản vì Piaggio Việt Nam không công khai lỗi kỹ thuật này. Giải trình với các cơ quan chức năng và báo chí, liên doanh này mặc dù đã xác nhận có hiện tượng vành sau của hai dòng sản phẩm Liberty và Liberty S có tiếng kêu lạ, nhưng vẫn khẳng định đây chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên và không ảnh hưởng đến an toàn hay chức năng của xe.
Bởi vậy, ngay trên hệ thống đại lý ủy quyền của Piaggio Việt Nam cũng đã có những ứng xử khác nhau về vụ việc này. Ở một số đại lý, xe Liberty và Liberty S vẫn được tiến hành kiểm tra và thay vành sau miễn phí (nếu cần), nhưng cũng có đại lý khẳng định họ không biết thông tin này nên khách hàng phải trả phí nếu tiến hành kiểm tra xe hoặc thay thế linh kiện mới.
Đến nay, Piaggio Việt Nam vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về sự cố này và số lượng chính xác xe đã thay vành mới vẫn còn bí ẩn.
Cũng liên quan đến triệu hồi xe máy, Honda Việt Nam đã chọn cách ứng xử khác hẳn với Piaggio Việt Nam, khi công khai lỗi kỹ thuật, số lượng xe và thông báo cụ thể chương trình khắc phục lỗi cho dòng sản phẩm của hãng.
Còn nhớ, hồi tháng 9/1012, Honda Việt Nam đã chủ động phát đi thông báo triệu hồi và kế hoạch khắc phục lỗi đối với 152.053 xe WAVE 110 RSX 2012 chỉ vì đấu nhầm dây điện đèn phanh với đèn hậu. Mặc dù không phải là lỗi nghiêm trọng, nhưng Honda Việt Nam xác định vấn đề này có thể phát tín hiệu hiểu lầm cho người tham gia giao thông nên đã chủ động khắc phục lỗi miễn phí cho khách hàng của mình.
Cũng “tự nguyện” triệu hồi xe như Honda Việt Nam, nhưng GM Việt Nam chỉ miễn cưỡng thông báo thông tin rộng rãi cho người tiêu dùng sau khi báo chí tìm hiểu được chiến dịch này trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng Kiểm Việt Nam.
Trước đó, mặc dù GM Việt Nam đã báo cáo lỗi cụm điều khiển hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên dòng xe Chevrolet Captiva, kèm theo kế hoạch khắc phục và sửa chữa lỗi lên Cục Đăng Kiểm Việt Nam, nhưng quá mốc thời gian bắt đầu tiến hành lỗi mà liên doanh này vẫn không hề có thông báo nào tới khách hàng, kể cả trên trang thông tin (website) của GM Việt Nam.
Cho đến khi báo chí phản ánh vụ việc, GM Việt Nam mới phát đi thông cáo báo chí nêu rõ về chiến dịch triệu hồi này. Theo đó, liên doanh này phải triệu hồi 10.342 chiếc Chevrolet Captiva sản xuất từ năm 2006 tới cuối năm 2011 để sửa chữa cụm điều khiển hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Tròn 3 tháng trước khi GM Việt Nam thông báo triệu hồi, thì hàng chục nghìn xe Chevrolet Captiva tại Trung Quốc và Hàn Quốc cũng phải về xưởng sửa chữa vì lỗi tương tự.
Không thoát khỏi vòng xoáy triệu hồi xe của hãng mẹ, Toyota Việt Nam cũng phải gọi về xưởng gần 5.300 xe Corolla Altis và Vios để tiến hành khắc phục lỗi, sau khi Toyota toàn cầu thông báo triệu hồi hơn 7,4 triệu xe trên toàn cầu, vì lý do lỗi công tắc cửa sổ điện.
Liên doanh Toyota tại Việt Nam đã phải gọi về xưởng sửa chữa hơn 1.400 chiếc Corolla và gần 4.000 chiếc Vios sản xuất trong từ năm 2007 đến 2008 hồi tháng 11 vừa qua. Những chiếc xe của Toyota gặp phải lỗi ở núm công tắc điện, khi bộ phận này có hiện tượng không hồi về vị trí ban đầu hoặc bị dính khi điều khiển kính cửa sổ lên xuống, dẫn đến nguy cơ cháy công tắc ở một số trường hợp.
Ford Việt Nam có lẽ là đơn vị có chương trình triệu hồi xe đặc biệt nhất trong năm qua. Dòng xe mắc lỗi mà liên doanh này phải tiến hành triệu hồi là xe chở khách Ford Transit được sản xuất trong nước ngay tại nhà máy ở Hải Dương. Số lượng xe bị lỗi chỉ 157 chiếc với nguyên nhân xuất phát từ chất keo làm kính tại mép cửa không được làm đúng quy trình. Với lỗi này, Ford Transit có thể bị lọt nước vào khoang xe khi đi qua vùng ngập nước hoặc chạy dưới trời mưa.