Porsche bị là thương hiệu kém tin cậy nhất

Khôi Nguyên
Những người chủ sở hữu Porsche tự hào thường thích cất giữ niềm tự hào và niềm vui của họ một cách an toàn trong gara, nhưng nhiều chiếc Porsche lại dành quá nhiều thời gian trong một “gara” hoàn toàn khác, theo kết quả của một nghiên cứu về độ tin cậy mới.
Porsche bị là thương hiệu kém tin cậy nhất - Ảnh 1

Mới đây, nhà cung cấp dịch vụ bảo hành của Vương quốc Anh Warrantywise đã phân tích dữ liệu từ hơn 131.000 gói bảo hành mở rộng, sử dụng dữ liệu về giá cả và tần suất sửa chữa trong năm 2021 và 2022 để chấm điểm độ tin cậy cho từng thương hiệu.

Và đứng đầu, rất đáng ngạc nhiên trong danh sách đó là Porsche. Danh tiếng về chất lượng kỹ thuật của thương hiệu Đức không được chứng minh bằng kết quả của việc bảo hành. Porsche chỉ đạt 35,1 trên 100 điểm có thể và được xếp hạng thậm chí còn không đáng tin cậy hơn Land Rover, Jaguar và Alfa Romeo.

Nếu có bất kỳ niềm an ủi nào dành cho Porsche, thì đó là chi phí sửa chữa cao nhất được quy cho một trong những chiếc xe của thương hiệu là 10.785 bảng Anh (13.129 USD). Mặc dù vẫn là một số tiền mặt đáng sợ, nhưng nó chưa bằng một nửa hóa đơn sửa chữa cao nhất trên một sản phẩm Land Rover. Đó là một khoản tiền đáng kinh ngạc 23.890 bảng Anh (29.083 USD) cho việc sửa chữa hệ thống điện. Trong khi sửa chữa đắt nhất trên một chiếc Jaguar có giá 16.990 bảng Anh (20.684 USD), giúp nó giành được vị trí thứ ba trong danh sách hẳn không mong muốn chút nào.

Và giá lao động cùng các bộ phận sửa chữa tăng đáng kể gần đây có nghĩa là con số của năm tới có thể còn cao hơn.

Các thương hiệu châu Á tỏ ra đáng tin cậy nhất, đảm bảo năm vị trí hàng đầu ở cuối bảng và giúp bác bỏ quan điểm cho rằng những chiếc xe rẻ hơn có tính toàn vẹn về kỹ thuật kém hơn.

Giám đốc điều hành của Warrantywise, Lawrence Whittaker cho biết: “Giá cao cấp thực sự tạo ra chi phí cao cấp, như hiển nhiên từ dữ liệu trong Chỉ số Độ tin cậy”.

Tin mới

#AutoNews Weekly: Vi phạm nồng độ cồn tăng mạnh. Vì đâu đến nỗi?

#AutoNews Weekly: Vi phạm nồng độ cồn tăng mạnh. Vì đâu đến nỗi?

Chương trình AutoNews Weekly hôm nay gồm các nội dung đáng chú ý: Dàn xe điện Vinfast “khấy động” thị trường taxi. Toyota “khai tử” Camry tại quê nhà. Gian dối trong quản lý đào tạo lái xe ở Hòa Bình. Tiêu điểm: Vi phạm nồng độ cồn tăng mạnh. Vì đâu đến nỗi?
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.
Taxi điện ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu trong kinh doanh vận tải

Taxi điện ở Việt Nam: Xu hướng tất yếu trong kinh doanh vận tải

Kể từ khi thuật ngữ “xe điện” được đề cập, nhiều người đã nghĩ ngay đến viễn cảnh những chiếc taxi chở khách hàng ngày cũng sử dụng năng lượng điện, thậm chí có khả năng tự lái như trong phim viễn tưởng. Điều đó đang dần trở thành hiện thực ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, hiện taxi điện đã bước đầu có những bước tiến để bắt kịp xu thế của thế giới. Mặc dù đã có chủ trương nhưng các doanh nghiệp taxi truyền thống vẫn khá thận trọng trước loại hình dịch vụ mới và cũng đầy rủi ro này.