Khả năng chi trả rất quan trọng nhưng nếu không có cơ sở hạ tầng sạc mạnh mẽ, chính sách hỗ trợ và các thương hiệu đáng tin cậy, việc sử dụng xe điện sẽ vẫn chỉ giới hạn ở các “thị trường trưởng thành” có khả năng xử lý quá trình chuyển đổi.
Theo dữ liệu do Nikkei Asia tổng hợp, bao gồm doanh số bán hàng từ tháng 1 đến tháng 3/2025 tại 5 thị trường chính của Đông Nam Á - Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam - cho thấy tổng doanh số bán ô tô giảm 1,7%, đạt khoảng 732.898 xe. Tuy nhiên, trong số các thị trường, bất chấp sự suy thoái của khu vực, thị trường ô tô Việt Nam lại chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong quý đầu tiên của năm 2025.
Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Mazda CX-5 là hiện tượng của tháng 4/2025 với doanh số tăng trưởng mạnh và vượt qua Ford Ranger và Mitsubishi Xpander để chiếm vị trí dẫn đầu.
Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.