Quên mất… giá xe máy

Đức Thọ
Giá bán xe máy tại thị trường Việt Nam dường như đang vượt xa giá trị của nó từ nhiều năm nay
Nhu cầu mua xe dịp cuối năm của người dân đang tăng cao, đặc biệt là với những mẫu xe tay ga - Ảnh: Đức Thọ
Nhu cầu mua xe dịp cuối năm của người dân đang tăng cao, đặc biệt là với những mẫu xe tay ga - Ảnh: Đức Thọ
Giá bán xe máy tại thị trường Việt Nam dường như đang vượt xa giá trị của nó từ nhiều năm nay.

Giá sàn 12,9 triệu đồng?

Dấu mốc làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo ngành công nghiệp sản xuất xe máy và thị trường xe máy có lchính là thời điểm năm 2001.

Cách đây vài năm, trong bối cảnh mức giá bán trung bình của các loại xe do liên doanh sản xuất, lắp ráp luôn ở mức trên dưới 20 triệu đồng/chiếc, sự xuất hiện của một loạt thương hiệu xe máy có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan với mức giá bán rẻ đã thổi bùng lên câu chuyện giá xe. Những chiếc Loncin hay Lifan có giá bán chỉ bằng nửa giá xe liên doanh trở thành điểm nhấn trên thị trường, trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và ngoại thị.

Sức ép từ xe “Tàu” lên miếng bánh thị phần của các liên doanh sản xuất xe máy đã tạo nên một bước chuyển mới. Các liên doanh này bắt đầu nghĩ đến chuyện giảm giá để giành giật lại thị trường. Trong đó nổi bật nhất là sự kiện Honda Việt Nam tung ra thị trường mẫu xe Wave Alpha có mức giá bán 12,9 triệu đồng/chiếc vào năm 2001.

Và chỉ sau một thời gian, sản phẩm Wave Alpha gần như tiến lên chiếm ngôi vị độc tôn tại mảng thị trường xe máy giá “mềm”. Đây cũng là mẫu xe số bán chạy nhất trên thị trường xe máy Việt Nam cho đến tận thời điểm hiện tại, với tổng số 1,9 triệu chiếc được bán ra.

Thế nhưng, dường như cho đến thời điểm này, mức giá 12,9 triệu đồng của Wave Alpha vẫn là mức giá… sàn của xe liên doanh. Cuối tháng 11/2007, Honda Việt Nam tiếp tục tung ra thị trường phiên bản Wave Alpha mới với vẫn mức giá của 7 năm về trước: 12,9 triệu đồng/chiếc. Đồng thời, cũng chưa có mẫu xe nào của các liên doanh vượt qua mức giá đó.

“Cắt cổ” ngọt ngào

Một nghiên cứu của Bộ Công Thương về ngành công nghiệp xe máy giai đoạn 2001-2005 đã đưa ra kết quả: giá thành sản xuất, lắp ráp của một chiếc xe máy trong giai đoạn này đạt mức trung bình 10-11 triệu đồng/xe. Đặc biệt, trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản (như Honda, Yamaha, Suzuki…), đã giảm t mức 20,6 triệu đồng/xe vào năm 2001 xuống còn 13,4 triệu đồng/xe vào năm 2005.

Vẫn theo các nghiên cứu này, giá bán xe của các liên doanh nói chung so với giá xe của doanh nghiệp trong nước có sự chênh lệch lớn. Xe máy của các doanh nghiệp trong nước có giá bán bình quân chỉ bằng 1/2 đến 2/3 giá xe của các liên doanh, cá biệt có những chủng loại chỉ bằng 1/3.

Nghiên cứu này nói lên điều gì? Khi thị trường ngày càng được mở rộng, lượng xe tiêu thụ hằng năm luôn tăng lên đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể liên tục giảm được chi phí sản xuất, khấu hao thiết bị công nghệ, giảm giá thành sản phẩm. Trong vòng 5 năm, nhiều nhà sản xuất đã giảm giá thành xuống được trên dưới 30%, vậy tại sao giá bán vẫn không thay đổi gì nhiều?

Một chuyên gia đã từng nêu quan điểm (về ngành ôtô) là giá bán sản phẩm phụ thuộc nhiều vào đặc điểm thị trường chứ khó có thể nói giảm là giảm, nói tăng là tăng. Với ngành xe máy hay với ngành nào cũng vậy, quy luật này luôn đúng. Nếu không có sự cạnh tranh mạnh mẽ, nếu nhu cầu vẫn cao hơn nguồn cung thì chẳng có cớ gì để nhà sản xuất giảm giá bán. Như vậy, chuyện người tiêu dùng phải mua xe với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó cũng là lẽ… đương nhiên.

Hiện tại, nhu cầu mua xe dịp cuối năm của người dân cũng tăng cao, đặc biệt là với những mẫu xe tay ga đã khiến cho thị trường càng trở nên nóng bỏng và chuyện giá xe đắt hay rẻ không được quan tâm lắm.

“Nóng” nhất là mẫu xe tay ga AirBlade của Honda Việt Nam. Từ vài tháng nay mẫu xe này thường rơi vào tình trạng cháy hàng. Vô hình trung nó đã trở thành miếng bánh béo bở đối với các đại lý xe máy không thuộc hệ thống chính thức của Honda Việt Nam khi gần như đồng loạt nâng giá bán lên 4-5 triệu đồng/chiếc so với giá của nhà sản xuất. Dù đã bớt “nóng” hơn nhưng một số mẫu xe khác như Attila Elizabethe của SYM, Hayate của Suzuki cũng ở tình trạng tương tự.

Tin mới

Ngành bán lẻ xe đã qua sử dụng toàn cầu đang thay đổi như thế nào?

Ngành bán lẻ xe đã qua sử dụng toàn cầu đang thay đổi như thế nào?

Bất ổn trong thuế quan, dư cung từ Trung Quốc, bùng nổ xe điện… đã có ảnh hưởng lớn tới thị trường xe đã qua sử dụng. Xu hướng tính toán giá trị của xe đã qua sử dụng (RV), vấn đề xây dựng lòng tin của người tiêu dùng và việc bán BEV đang có nhiều thay đổi.
Thị trường pin xe điện tái chế trên đà tăng trưởng bùng nổ

Thị trường pin xe điện tái chế trên đà tăng trưởng bùng nổ

Doanh số bán xe điện đã tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua và nhiều xe điện đã qua sử dụng hiện đang đến cuối vòng đời. Có vẻ như một số xe trong số chúng sẽ kết thúc nhiệm vụ ở một bãi rác nào đó, nhưng xe điện không giống như xe chạy bằng xăng.
Việt Nam trước hành trình tự chủ trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp EV

Việt Nam trước hành trình tự chủ trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp EV

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới sau nhiều năm xây dựng chiến lược. Trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ từ động cơ đốt trong sang các loại xe xanh toàn cầu, việc tự chủ chuỗi giá trị ngành xe điện (EV) để kiến tạo một hệ sinh thái xe điện mang tên Việt Nam là một hành trình đưa ngành công nghiệp ô tô Việt lên một tầm cao mới.
Tesla dần “lụi tàn” tại thị trường lớn nhất thế giới

Tesla dần “lụi tàn” tại thị trường lớn nhất thế giới

Tesla đang mất dần thị phần tại Trung Quốc khi các đối thủ địa phương giành được thị phần và động lực công nghệ. Đặc biệt mói đây Xiaomi cho biết mẫu SUV YU7 của hãng đã nhận được 200.000 đơn đặt hàng trong 3 phút, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Model Y của Tesla.