Sự đặc biệt của thị trường xe hơi Việt Nam

Đức Thọ
Thị trường xe hơi Việt Nam, trong cơn biến động giá sau khi thuế nhập khẩu liên tục tăng, vẫn nổi rõ những nét đặc biệt
Đối với thị trường xe hơi Việt Nam, có khi càng đắt người ta càng… “máu” mua - Ảnh: Đức Thọ
Đối với thị trường xe hơi Việt Nam, có khi càng đắt người ta càng… “máu” mua - Ảnh: Đức Thọ
Thị trường xe hơi Việt Nam, trong cơn biến động giá sau khi thuế nhập khẩu liên tục tăng, vẫn nổi rõ những nét đặc biệt.

Một nhà báo nước ngoài khi viết về đời sống đang lên của người dân Việt Nam đã tỏ ra thật sự ngạc nhiên trước cách sở hữu và sử dụng xe hơi của người dân Việt Nam.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Economist của Mỹ tháng 4/2008, nhà báo này viết: “Một đại gia trong ngành bất động sản, bà Dương Thị Bạch Diệp, đã vung 1,5 triệu USD (kể cả thuế) để mua chiếc xe Rolls-Royce Phantom cho riêng mình và được chuyển bằng máy bay qua nửa vòng trái đất, hành động phô trương này đã tạo ra một sự rúng động.”

Và điều quan trọng hơn là “chiếc Rolls-Royce này về tới Việt Nam chỉ hai tháng sau khi hãng xe Porsche vào Việt Nam. Trong thành phố, những chiếc xe Mercedes-Benz màu đen láng coóng chạy xen lẫn rừng xe máy inh ỏi trên những con phố tắc nghẽn chưa từng thấy. Nhà máy Mercedes-Benz ở Tp.HCM thì có một danh sách dài khách hàng đợi lấy xe trong vòng năm tháng đối với một số mẫu xe.”

Còn khi “thăm Quảng Ngãi, một thành phố yên bình nằm giữa những cánh đồng lúa, phóng viên đã giật mình khi chứng kiến một đôi thanh niên Việt Nam ăn mặc sành điệu đang chạy trên chiếc xe Ford Mustang mui trần màu đỏ”, nhà báo này viết tiếp.

Vì sao một nhà báo nước ngoài lại tỏ ra ngạc nhiên với bản danh sách khách hàng chờ lấy xe kéo dài tới năm tháng của Mercedes-Benz Việt Nam? Bởi lẽ không ở một đất nước nào lại có kiểu khách hàng phải xếp hàng mua những chiếc xe “thường thường bậc trung” với thời gian lâu như vậy. Có chăng người ta chỉ phải chờ những mẫu siêu xe mà hãng chỉ sản xuất tối đa vài ba trăm chiếc.

Nhưng có lẽ nhà báo này sẽ còn phải ngạc nhiên hơn nữa nếu biết được câu chuyện có một không hai đối với bất kỳ thị trường ôtô nào, là cảnh khách hàng và nhân viên kinh doanh “dấm dúi” nhau món tiền từ vài trăm đến vài nghìn USD để được nhận xe đúng thời hạn.

Vì sao trong khi biết chắc chắn giá xe hơi tại Việt Nam đang cao gấp đôi thậm chí gấp ba lần các nước khác mà người dân vẫn đổ xô vào mua? Trong đó đáng chú ý là có không ít người mua xe chỉ để “làm dáng”, để lấy oai? Đó là bởi sự “đặc biệt” của thị trường xe hơi Việt Nam.

GS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), từng bình luận trong một cuộc trao đổi: đối với thị trường xe hơi Việt Nam, có khi càng đắt người ta càng… “máu” mua, điều đó thể hiện ý thức về kinh tế thị trường và của người tiêu dùng còn kém.

Vậy nên cho dù hiện nay thị trường xe hơi, nhất là xe nhập khẩu, đang èo uột chưa từng có, song trong nó vẫn chứa một dòng chảy ngầm chưa lúc nào chậm lại là phân khúc xe hơi hạng sang. Lý lẽ thật đơn giản, với những người có thu nhập thật sự cao, có khoản tiền hàng trăm nghìn Đô la dành riêng để mua xe hơi thì có đắt thêm cả chục nghìn Đô la nữa có khi cũng chẳng thành vấn đề.

Rõ ràng khi so sánh giữa mức thu nhập bình quân đầu người với giá bán của những chiếc xe hơi, giữa tỷ lệ người sở hữu xe hơi với tổng dân số của cả nước thì những người sở hữu xe hơi thật sự là những người đặc biệt và những chiếc xe hơi cũng là những tài sản - phương tiện giao thông đặc biệt.

“Bây giờ nếu tính trên 84 triệu dân thì số người sử dụng xe con cá nhân mới chỉ chiếm khoảng 0,25%, tương đương 230.000 - 250.000 người có xe. Đây là con số không lớn và nếu so với điều kiện thu nhập, mức sống trung bình của người dân thì dẫn tới chuyện bàn cãi là có coi ôtô là hàng hoá phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không?! Nhiều nước đã bỏ cái này từ lâu rồi. Với họ, ôtô đã là một thứ của đời sống. Còn ở Việt Nam, nhìn dưới góc độ thị trường thì số người có xe và điều kiện mức sống của nền kinh tế thì ôtô đúng là loại hàng hoá có thể đưa vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.” Đó là một cách mà ông Phan Đăng Tuất giải thích về sự “đặc biệt” của thị trường ôtô Việt Nam.

Tin mới

Tái chế lốp xe: Xu hướng xanh hoá ngành ô tô toàn cầu

Tái chế lốp xe: Xu hướng xanh hoá ngành ô tô toàn cầu

Tái chế lốp xe thời gian gần đây đã nổi lên như một giải pháp thay thế tiết kiệm năng lượng hơn cho sản xuất lốp xe truyền thống, nơi nguyên liệu thô được chiết xuất, chế biến và định hình thành lốp xe mới.
VinFast miễn phí sạc thêm 2 năm: Các đối thủ ngoại đối mặt thêm nhiều khó khăn

VinFast miễn phí sạc thêm 2 năm: Các đối thủ ngoại đối mặt thêm nhiều khó khăn

VinFast vừa công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/06/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững. “Nước cờ” mới này của VinFast cũng sẽ khiến các đối thủ ngoại đứng ngồi không yên.
Top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn thế giới 2024

Top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn thế giới 2024

Trong danh sách top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới do Forbes công bố, đó là những người tiên phong trong lĩnh vực xe điện đến các nhà sản xuất xe thể thao hạng sang, những công ty này đại diện cho hình mẫu của sự đổi mới, hiệu suất và sự xuất sắc trong thế giới ô tô.
“Gã khổng lồ” Geely sắp vào Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu trong năm 2024

“Gã khổng lồ” Geely sắp vào Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu trong năm 2024

Zhejiang Geely Holding (Tập đoàn Geely) vừa công bố báo cáo doanh số toàn cầu 11 tháng đầu năm 2024, trong đó tổng doanh số lũy kế của các hãng xe thuộc Tập đoàn này đã chính thức vượt mốc 3 triệu xe, tăng trưởng tới 20.7% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tích này, Geely giữ vị thế nằm trong Top 10 nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới.