Thị trường ôtô giá rẻ: "Liệu cơm gắp mắm"
Theo cách nói của nhiều đại lý ôtô thì "con nhà nghèo" chưa thể vươn tới cách làm ăn lớn
Dù đã từng được truyền thông ưu ái quảng bá, dù đã tổ chức nhiều cuộc khai trương, ra mắt các mẫu xe mới, phòng trưng bày... nhưng tên tuổi các dòng xe giá rẻ nhìn chung vẫn chưa được biết đến nhiều.
Những dự đoán về cao trào ôtô giá rẻ tại thị trường Việt Nam đã bị hụt hẫng...
"Con nhà nghèo"
Cuộc ra mắt mới đây tại Hà Nội của ôtô Lifan 520 lắp ráp tại Việt Nam đã bị phàn nàn là... thiếu thông tin. Đây là một sự kiện quan trọng, tuy nhiên nó có gây được tiếng vang hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách tổ chức và cách tiếp cận truyền thông.
Những cuộc ra mắt của các dòng ôtô giá rẻ (của Lifan, JRD) trong hơn một năm qua đã được giới truyền thông ưu ái "đẩy" lên thành hiện tượng, như nhằm "trách cứ" sản phẩm giá quá cao của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô (VAMA). Song nếu so sánh tương quan hai bên, điều dễ thấy nhất là các nhà sản xuất, phân phối ôtô giá rẻ yếu hơn về tiềm lực tài chính.
Nhìn chung, các công ty Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn chưa quen rộng tay bằng các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc, chứ chưa nói đến các công ty châu Âu, Mỹ trong công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu.
Những Lifan, JRD tại Việt Nam như là những đứa "con nhà nghèo", còn hạn chế cả trong các chiêu thức kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường. Chính vì thế chưa thể giải toả được một tâm lý còn đè nặng người tiêu dùng, là vẫn còn "ngại" về chất lượng xe hơi Trung Quốc hay Đông Nam Á.
Theo cách nói của nhiều đại lý ôtô thì "con nhà nghèo" chưa thể vươn tới cách làm ăn lớn. Có thể nhìn thấy một phần lý do đưa ra nhận xét này từ những lần "khất lần khất lữa" tung sản phẩm thương mại lắp ráp tại Việt Nam của các nhà sản xuất ôtô giá rẻ.
Dường như từ nhà sản xuất đến nhà phân phối nghĩ rằng sản phẩm giá rẻ là đã đủ, không cần những chế độ khuyến mãi hay ưu đãi kèm theo khi bán hàng. Có công ty tung ôtô giá rẻ ra thị trường Tp.HCM đã hơn nửa năm nhưng người tiêu dùng vẫn rất lờ mờ về thương hiệu và xuất xứ của xe.
Lợi thế về tâm lý người tiêu dùng giữa các dòng ôtô giá rẻ lắp ráp trong nước với sản phẩm của VAMA không còn cách biệt nhiều như trước. Ngược lại, sản phẩm của VAMA có xu hướng ngày càng giảm giá, khuyến mãi, và có các phương thức tiếp thị, bán hàng bài bản hơn.
Chọn nội hay ngoại?
Ôtô giá rẻ tại thị trường Việt Nam được đề cập nhiều bắt đầu từ những cuộc triển lãm trong năm 2006, với hai thương hiệu là Lifan và JRD. Nhưng trong hơn một năm qua, đòn gió vẫn nhiều hơn đòn thực.
Chờ đến khi Lifan chính thức ra mắt sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam, thì trên thị trường đã có các dòng xe giá rẻ của Đức Phương (hiệu Ideal II) nhập khẩu từ Trung Quốc, của Trường Hải (Kia Morning Picanto) và Vĩnh Hoàng (Kia Morning SLX) đều nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Những dòng xe trên, giá dao động từ 11.000USD đến hơn 17.500USD/chiếc, đã chia sẻ nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng đối với xe giá rẻ của Lifan và JRD trước đây. Lúc này, người tiêu dùng cũng phải suy tính kỹ hơn để lựa chọn: JRD hay Ideal II? Lifan hay Kia Morning?...
Các dòng xe giá rẻ nhập khẩu có ưu thế hơn hẳn về thiết kế, tính năng không kém cạnh, song vượt trội hơn vẫn là thương hiệu. Còn xe nội giá mềm hơn, dung tích xilanh lớn hơn.
Theo Công ty Ôtô Trường Hải tại Tp.HCM, đợt nhập đầu tiên 50 chiếc Kia Morning Picanto đã bán gần hết, với mức giá 17.200USD/chiếc (số sàn) và 17.500USD/chiếc (số tự động). Các cửa hàng, đại lý tại TPHCM của Trường Hải đều không còn hàng.
Trong khi đó, theo bà Hoàng Thị Vĩnh - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Vĩnh - đợt nhập khẩu 10 chiếc đầu tiên hầu hết là theo đơn đặt hàng. Chính vì thế, các nhà nhập khẩu tiết giảm được các chi phí quảng cáo tiếp thị, xây dựng thương hiệu... so với xe lắp ráp trong nước.
Những dự đoán về cao trào ôtô giá rẻ tại thị trường Việt Nam đã bị hụt hẫng...
"Con nhà nghèo"
Cuộc ra mắt mới đây tại Hà Nội của ôtô Lifan 520 lắp ráp tại Việt Nam đã bị phàn nàn là... thiếu thông tin. Đây là một sự kiện quan trọng, tuy nhiên nó có gây được tiếng vang hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách tổ chức và cách tiếp cận truyền thông.
Những cuộc ra mắt của các dòng ôtô giá rẻ (của Lifan, JRD) trong hơn một năm qua đã được giới truyền thông ưu ái "đẩy" lên thành hiện tượng, như nhằm "trách cứ" sản phẩm giá quá cao của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô (VAMA). Song nếu so sánh tương quan hai bên, điều dễ thấy nhất là các nhà sản xuất, phân phối ôtô giá rẻ yếu hơn về tiềm lực tài chính.
Nhìn chung, các công ty Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn chưa quen rộng tay bằng các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc, chứ chưa nói đến các công ty châu Âu, Mỹ trong công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu.
Những Lifan, JRD tại Việt Nam như là những đứa "con nhà nghèo", còn hạn chế cả trong các chiêu thức kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường. Chính vì thế chưa thể giải toả được một tâm lý còn đè nặng người tiêu dùng, là vẫn còn "ngại" về chất lượng xe hơi Trung Quốc hay Đông Nam Á.
Theo cách nói của nhiều đại lý ôtô thì "con nhà nghèo" chưa thể vươn tới cách làm ăn lớn. Có thể nhìn thấy một phần lý do đưa ra nhận xét này từ những lần "khất lần khất lữa" tung sản phẩm thương mại lắp ráp tại Việt Nam của các nhà sản xuất ôtô giá rẻ.
Dường như từ nhà sản xuất đến nhà phân phối nghĩ rằng sản phẩm giá rẻ là đã đủ, không cần những chế độ khuyến mãi hay ưu đãi kèm theo khi bán hàng. Có công ty tung ôtô giá rẻ ra thị trường Tp.HCM đã hơn nửa năm nhưng người tiêu dùng vẫn rất lờ mờ về thương hiệu và xuất xứ của xe.
Lợi thế về tâm lý người tiêu dùng giữa các dòng ôtô giá rẻ lắp ráp trong nước với sản phẩm của VAMA không còn cách biệt nhiều như trước. Ngược lại, sản phẩm của VAMA có xu hướng ngày càng giảm giá, khuyến mãi, và có các phương thức tiếp thị, bán hàng bài bản hơn.
Chọn nội hay ngoại?
Ôtô giá rẻ tại thị trường Việt Nam được đề cập nhiều bắt đầu từ những cuộc triển lãm trong năm 2006, với hai thương hiệu là Lifan và JRD. Nhưng trong hơn một năm qua, đòn gió vẫn nhiều hơn đòn thực.
Chờ đến khi Lifan chính thức ra mắt sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam, thì trên thị trường đã có các dòng xe giá rẻ của Đức Phương (hiệu Ideal II) nhập khẩu từ Trung Quốc, của Trường Hải (Kia Morning Picanto) và Vĩnh Hoàng (Kia Morning SLX) đều nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Những dòng xe trên, giá dao động từ 11.000USD đến hơn 17.500USD/chiếc, đã chia sẻ nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng đối với xe giá rẻ của Lifan và JRD trước đây. Lúc này, người tiêu dùng cũng phải suy tính kỹ hơn để lựa chọn: JRD hay Ideal II? Lifan hay Kia Morning?...
Các dòng xe giá rẻ nhập khẩu có ưu thế hơn hẳn về thiết kế, tính năng không kém cạnh, song vượt trội hơn vẫn là thương hiệu. Còn xe nội giá mềm hơn, dung tích xilanh lớn hơn.
Theo Công ty Ôtô Trường Hải tại Tp.HCM, đợt nhập đầu tiên 50 chiếc Kia Morning Picanto đã bán gần hết, với mức giá 17.200USD/chiếc (số sàn) và 17.500USD/chiếc (số tự động). Các cửa hàng, đại lý tại TPHCM của Trường Hải đều không còn hàng.
Trong khi đó, theo bà Hoàng Thị Vĩnh - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Vĩnh - đợt nhập khẩu 10 chiếc đầu tiên hầu hết là theo đơn đặt hàng. Chính vì thế, các nhà nhập khẩu tiết giảm được các chi phí quảng cáo tiếp thị, xây dựng thương hiệu... so với xe lắp ráp trong nước.