Toyota, Mazda, Denso lập liên minh ôtô điện

Hoài Thu
Dự kiến, Mazda và Toyota sẽ lần lượt ra mắt các phiên bản xe điện này vào năm 2019 và 2020
Toyota sẽ đầu tư 10 triệu Yên (88.386 USD) và nắm giữ 90% cổ phần. Còn Mazda và Denso sẽ chia nhau đầu tư số còn lại. <br>
Toyota sẽ đầu tư 10 triệu Yên (88.386 USD) và nắm giữ 90% cổ phần. Còn Mazda và Denso sẽ chia nhau đầu tư số còn lại. <br>
Ngày 28/9, Toyota Motor,  Mazda Motor và Denso công bố “bắt tay” thành lập công ty phát triển xe điện có tên C.A. Spirit, Nikkei cho biết.

Theo đó, Toyota sẽ đầu tư 10 triệu Yên (88.386 USD) và nắm giữ 90% cổ phần. Còn Mazda và Denso sẽ chia nhau đầu tư số còn lại.

Tháng trước, Toyota và Mazda cho biết hợp tác phân bổ 50 tỷ Yên để phát triển công nghệ cốt lõi và hệ thống kiểm soát xe điện. Hai hãng sản xuất ôtô Nhật cũng sẽ hợp tác đầu tư 1,6 tỷ USD để mở nhà máy mới tại Mỹ.

Việc hợp tác với Denso - nhà sản xuất phụ tùng ôtô lớn nhất nhất Nhật Bản sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình phát triển dòng xe nà bởi hãng này sản xuất những linh kiện tối quan trọng đối với hệ thống điện của xe. Hãng này cũng dự kiến sản xuất điều hòa không khí riêng cho xe điện - phượng tiện không thể tận dụng nhiệt lượng từ động cơ.

Denso cũng sẽ gửi nhân sự tới làm việc tại Bộ phận Kế hoạch kinh doanh xe điện của Toyota - được thành lập từ tháng 12 năm ngoái, cùng với hãng sản xuất linh kiện Aisin Seiki và công ty máy móc Toyota Industries.

Dự kiến, Mazda và Toyota sẽ lần lượt ra mắt các phiên bản xe điện này vào năm 2019 và 2020.

Xe chạy nhiên liệu sạch đang trở thành một xu hướng mới trên toàn cầu, báo hiệu một tương lai không còn xe chạy động cơ đốt trong. Gần đây, một loạt quốc gia như Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc đã công bố kế hoạch hoặc ý định cấm bán ôtô mới chạy xăng, dầu diesel trong thời gian không xa.

Nhiều “ông lớn” ngành xe hơi trên thế giới cũng đã và đang thúc đẩy việc sản xuất ôtô chạy điện. Hãng sản xuất ôtô Mỹ Ford thậm chí còn lập một thương hiệu xe điện riêng tại Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới. Liên minh xe hơi giữa Nissan Motor (Nhật) và Renault (Pháp) cũng sẽ bắt tay với hãng xe Trung Quốc Dongfeng Motor Group để sản xuất ôtô điện tại thị trường này.

Đi đầu trong lĩnh vực này là hãng xe điện Tesla của Mỹ. Đây hiện là hãng xe có giá trị vốn hóa lớn thứ 4 thế giới. Dù sản lượng sản xuất chưa bằng 1% của GM và chỉ bán được hơn 76.000 xe trong năm 2016, nhưng hiện Tesla (58,7 tỷ USD) lại có giá trị vốn hóa lớn hơn GM (51 tỷ USD).

Tin mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước đã có khác nhiều so với trước đây. Trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

Pháp, Hy Lạp, Ý và Ba Lan sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần này để ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, đủ để thúc đẩy các biện pháp thương mại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.
Cơ quan công nghiệp ô tô Trung Quốc xin cứu trợ “khẩn cấp” từ chính phủ

Cơ quan công nghiệp ô tô Trung Quốc xin cứu trợ “khẩn cấp” từ chính phủ

Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc (CADA) vừa đưa ra cảnh báo với chính phủ về tình trạng thua lỗ ngày càng gia tăng của các đại lý Trung Quốc. CADA đã trình báo cáo khẩn cấp về khó khăn tài chính của các đại lý và rủi ro đóng cửa do cuộc chiến giá cả khốc liệt trong ngành ô tô Trung Quốc gây ra.