Toyota, Nissan, Suzuki giảm mạnh sản lượng tại Trung Quốc

Hữu Tuyến
Không chỉ dừng sản xuất tại Trung Quốc, Toyota có thể sẽ ngừng xuất khẩu xe sang thị trường lớn nhất thế giới này
Nếu rút khỏi Trung Quốc, doanh số của Toyota trên toàn cầu sẽ giảm đáng kể - Ảnh CSMonitor.
Nếu rút khỏi Trung Quốc, doanh số của Toyota trên toàn cầu sẽ giảm đáng kể - Ảnh CSMonitor.
Không chỉ dừng sản xuất tại Trung Quốc, thương hiệu xe Nhật Toyota có thể sẽ ngừng xuất khẩu xe sang thị trường lớn nhất thế giới này.

Thông tin từ nhật báo Asahi của Nhật Bản cho hay, Toyota có thể sẽ dừng sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 10 và ngừng xuất khẩu sang nước này sau đó.

Tờ Nikkei Business cũng loan tin Toyota dự định kéo dài thời gian đóng cửa nhà máy ở Quảng Đông từ 8 lên 12 ngày, bắt đầu từ ngày 26/9. Sau khi mở cửa trở lại, nhà máy này cũng sẽ giảm một nửa sản lượng khi chỉ hoạt động một ca. 

Nếu Toyota quyết định rút dần việc sản xuất tại Trung Quốc, hãng xe này sẽ khó có thể đạt mục tiêu doanh số 1 triệu xe tại thị trường Trung Quốc đại lục cũng như việc trở lại ngôi vị số một trên toàn thế giới về doanh số bán xe. Năm 2011, Toyota bán được 900.000 ôtô tại Trung Quốc đại lục.
 
Tương tự như Toyota, Nissan Motor cũng sẽ giảm một nửa sản lượng liên doanh tại Trung Quốc do tác động của các cuộc biểu tình chống Nhật suốt thời gian qua ở đây. 

Còn theo Reuters, Suzuki cho biết sẽ cắt giảm một ca sản xuất tại Trung Quốc, từ mức 2 ca mỗi ngày hiện nay.

Phản ứng trước thông tin trên, giá cổ phiếu các hãng xe này giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Tokyo chiều 26/9. Trong đó, cổ phiếu Toyota giảm 2,67% xuống 3.100 Yên, cổ phiếu Nissan giảm 2,6% xuống 664 Yên, và cổ phiếu Suzuki giảm 1% xuống 1.518 Yên.

Những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông, cùng hiện tượng không ít người dân Trung Quốc tẩy chay xe Nhật khiến nhiều hãng xe Nhật đưa ra quyết định trên.

Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal hôm 23/9, Thủ tướng Nhật Bản Noda nhận định rằng, các công ty Nhật Bản hiện đang đối diện với một dạng “quấy rối về kinh tế” ở Trung Quốc. Các trì hoãn gần đây trong thủ tục hải quan và thị thực đã gây quan ngại. Ông Noda cũng cảnh báo rằng, thái độ cứng rắn và không thỏa hiệp của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ có thể làm suy yếu nền kinh tế của chính Trung Quốc.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.