Toyota Raize tại Việt Nam có dính lỗi triệu hồi như ở Indonesia?

Thanh Minh
Mới bán ra cách đây chưa lâu, gần 15.000 xe ô tô Toyota Raize đã bị triệu hồi tại Indonesia...
Tại Việt Nam, Toyota Raize được nhập khẩu nguyên chiếc và bắt đầu bán từ cuối năm 2021, giá từ 527 - 535 triệu đồng.
Tại Việt Nam, Toyota Raize được nhập khẩu nguyên chiếc và bắt đầu bán từ cuối năm 2021, giá từ 527 - 535 triệu đồng.

Ngày 11/3 vừa qua, Toyota Indonesia đã chính thức thông báo triệu hồi 14.777 xe ô tô Toyota Raize. Nguyên nhân triệu hồi là do một lỗi ở bộ phận hệ thống khung trước của xe. Theo thông tin, Toyota đã thừa nhận đây là lỗi sản xuất.

Gần 15 nghìn xe Raize thuộc diện triệu hồi nói trên bao gồm cả phiên bản sử dụng động cơ 1.0 Turbo và 1.2L, được sản xuất bởi Toyota Indonesia từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021.

Theo mô tả, khung xe phía trước trên mẫu Toyota Raize được gia công không chính xác, gây ra tiếng động lạ khi xe đi qua đường xóc. Trong một số tình huống, xe thậm chí có thể rơi vào trạng thái khó điều khiển, dẫn tới việc đánh lái không chính xác. Nhà sản xuất cho biết quá trình khắc phục, sửa lỗi không phức tạp, tuy nhiên thời gian khắc phục có thể lên đến khoảng 7 giờ đồng hồ.

Tại Việt Nam, Toyota Raize được nhập khẩu nguyên chiếc và bắt đầu bán từ cuối năm 2021, giá từ 527 - 535 triệu đồng. Mẫu xe thu hút sự chú ý mạnh mẽ của thị trường và từ khi ra mắt thường xuyên rơi vào tình trạng khan hàng. 

Ở Indonesia, Toyota Raize cũng là một mẫu xe “hot”. Trang Paultan.org từng cho biết, sau khi vừa ra mắt, Raize đã bán ra 1.269 xe chỉ trong một tuần.

Toyota Raize có cấu trúc khung gầm mới và hệ thống treo cùng khoảng sáng gầm 200mm. Động cơ 1.0L Turbo sản sinh mô-men xoắn cực đại 140Nm tại vòng tua 2400 - 4000 vòng/phút, công suất cực đại 98Hp tại vòng tua 6000 vòng/phút, Hộp số biến thiên vô cấp kép (D-CVT). Ở dải tốc độ thấp, động cơ tăng áp cho ra lực kéo tốt hơn động cơ 1.5L thường, giúp xe tăng tốc nhanh nhạy đồng thời vẫn tiết kiệm nhiên liệu. 

Toyota Raize sở hữu các công nghệ an toàn trong đô thị như Cảnh báo điểm mù (BSM), Cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi (RCTA) cùng các tính năng an toàn tiêu chuẩn khác như Camera lùi, hệ thống cảm biến trước & sau, 6 túi khí, VSC, HAC, TRC, EBD …

Hiện tại, Toyota Việt Nam chưa lên tiếng về việc liệu Toyota Raize ở Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi lỗi triệu hồi tại Indonesia hay không.

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?