Trung Quốc trở thành thị trường ôtô lớn thứ 2 thế giới

Nhã Kỳ
Doanh số xe tại thị trường ôtô Trung Quốc năm 2006 đã tăng 37%, đưa nước này vượt qua Nhật để trở thành thị trường ô tô lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ
Ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp dẫn đầu trong năm 2007.
Ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp dẫn đầu trong năm 2007.
Doanh số xe tại thị trường ôtô Trung Quốc năm 2006 đã tăng 37%, đưa nước này vượt qua Nhật để trở thành thị trường ô tô lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.

Công bố trên của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã ghi dấu một bước chuyển chóng vánh của Trung Quốc từ “vương quốc xe đạp” lên thị trường ôtô chính của thế giới, nơi các nhà sản xuất đang đua nhau mở thêm nhà máy để đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của tầng lớp trung lưu thị thành.

Tại thị trường này, các nhà sản xuất ôtô Mỹ là GM và Ford cũng đã "gặt hái" đáng kể, nhờ doanh số bán hàng tăng đến mức 2 con số. Trong khi đó, các hãng non trẻ của Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất khẩu những mẫu xe riêng của mình, cả xe du lịch, bán tải và SUV.

“Ở đây có tiền và người ta tiêu tiền cho xe ô tô”, Michael Dunne - Phó chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của hãng nghiên cứu thị trường ô tô J.D. Power & Associates - nhận xét. “Chính phủ Trung Quốc không che giấu mong muốn phát triển nền văn hoá xe hơi và ngành công nghiệp ôtô. Tất cả được tập trung cho mục tiêu này”.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết, tổng doanh số của thị trường ôtô Trung Quốc, bao gồm cả xe tải và xe bus, tăng 25,1%, đạt 7,2 triệu xe trong năm ngoái; riêng doanh số xe du lịch đạt mức 3,8 triệu xe.

Trong khi đó, tổng doanh số xe năm 2006 tại Nhật là 5,7 triệu xe, giảm đôi chút so với 2005. Con số này tại Mỹ - thị trường ôtô lớn nhất thế giới - đạt 16,5 triệu xe năm qua, giảm nhẹ so với 2005.

Thị trường ôtô Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc cũng là nhờ mức tăng trưởng ước tính 10,5% của kinh tế Trung Quốc năm 2006. Mục tiêu xây dựng một nền văn hoá ôtô đã làm cảnh quan Trung Quốc thay đổi từng ngày, những khu phố cổ kính thâm nghiêm nay nhường chỗ cho những đại lộ thênh thang rộng lớn và Chính phủ Trung Quốc đã dành những khoản đầu tư cực lớn để xây dựng mạng lưới xa lộ quốc gia.

Tại các thành phố lớn, đại lý bán xe hơi mọc nhiều như nấm. Các cửa hàng ăn nhanh nay bắt đầu các dịch vụ phục vụ người đi xe hơi không cần phải xuống xe (drive-thru).

Bùng nổ xe hơi cũng kèm với hệ lụy nhãn tiền là khói và tắc đường. Các thành phố lớn của Trung Quốc có mặt trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, chất lượng không khí ngày một tồi tệ khi lượng xe ngày càng gia tăng. Giờ cao điểm tại Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố lớn khác của Trung Quốc, tốc độ giao thông đã xuống đến mức báo động, tắc nghẽn.  

Một số dự báo lạc quan cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới vào năm 2015.

(Theo AP)

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.