Xe bán chạy nhất và bán ít nhất năm qua
Có 10 mẫu xe bán chạy nhất và 5 mẫu xe bán được ít nhất trên thị trường ôtô sản xuất trong nước năm 2006
Có 10 mẫu xe bán chạy nhất và 5 mẫu xe bán được ít nhất trên thị trường ôtô sản xuất trong nước năm 2006.
Thống kê này dựa trên báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất lắp ráp ôtô Việt Nam (VAMA), không bao gồm dòng xe thương mại và chỉ tính những mẫu 5 chỗ hoặc đa dụng.
Bán chạy nhất
Đứng đầu danh sách là Toyota Innova, gồm 2 phiên bản Innova G và Innova J, với hơn 9.934 xe bán ra (trong 12 tháng sau khi ra mắt từ tháng 1/2006). Với thiết kế hiện đại, bắt mắt, nhưng đắt hơn Zace không đáng kể, Innova tạo nên một làn sóng sắm xe đa dụng với doanh số thấp nhất cũng ở mức trên 500 xe mỗi tháng.
Thứ hai, xe Ford Everest, gồm hai phiên bản một cầu (4x2) và hai cầu (4x4) - mẫu xe đa dụng đầu tiên của Ford tại Việt Nam. Nhưng người tiêu dùng chỉ thích loại 4x2, với doanh số gấp gần 8 lần loại 4x4, với 1.672 xe.
Ra mắt vào giữa tháng 6/2005, Everest tạo nên một cơn sốt với hơn 1.000 đơn đặt hàng dù chưa chính thức xuất xưởng. Kết thúc năm 2005 với doanh số 1.943 xe chỉ trong 6 tháng sau khi ra mắt (tốc độ tiêu thụ Everest chậm dần trong 2006 do sự xuất hiện của Toyota Innova).
Thứ ba, Toyota Vios - xe sedan thấp cấp nhất của Toyota Việt Nam, với 1.580 xe. Ra mắt vào tháng 8/2003, Vios được kỳ vọng sẽ tạo nên trào lưu ôtô giá rẻ. Tuy nhiên, cuối cùng chiếc xe đã không thành công như mong đợi, dù vẫn là một trong những chiếc sedan bán chạy nhất. Doanh số năm 2006 của Vios giảm 27% so với 2005.
Thứ tư là Mitsubishi với Jolie bán được 1.372 xe. Ra mắt từ trước năm 2000 nhưng đến 2004, Jolie mới đạt kỷ lục về doanh số là 3.182 xe rồi đột ngột hạ xuống 1.578 chiếc vào 2005 và năm nay là 1.372.
Thứ năm, Honda Civic, với 1.110 xe Civic. Kể từ sau khi ra mắt (8/2006), Civic vẫn tiếp tục giữ doanh số trên 200 xe/tháng - đứng đầu phân khúc xe sedan. Và sau hơn 4 tháng ra mắt, Civic đạt doanh số 1.110 xe, chiếm 15% tổng lượng xe 5 chỗ bán ra trong năm.
Thứ sáu, Toyota Corolla Altis, với 950 xe (giảm 18% so với 2005). Ra đời cách đây tròn 40 năm tại Nhật Bản, cho tới nay Toyota toàn cầu đã bán được hơn 30 triệu xe Corolla - chiếc sedan hạng nhỏ cao cấp bán chạy nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới.
Thứ bẩy, Daewoo Matiz với 940 xe (giảm tới 55% so với 2005). Tháng có doanh số cao nhất của Matiz chỉ đạt 113 xe, còn lại đa số ở dưới 100 chiếc.
Thứ tám, Toyota Camry 2.4, với 569 xe (giảm gần 50% so với 2005). Trong 4 năm 2002-2005, Camry 2.4 luôn đạt doanh số hàng năm trên 1.000 xe và là một trong số mẫu sedan có giá trên 50.000 USD (tính theo giá 2006) bán chạy nhất.
Thứ chín, Mitsubishi Pajero, với 316 xe. Nó vượt qua tất cả những chiếc 5 chỗ mới trình làng trong năm qua như Ford Focus, Suzuki APV, và những mẫu quen thuộc như Mondeo, Vitara...
Thứ mười, Mitsubishi Grandis, với 285 xe. Mang tính đột phá và thiết kế xe đa dụng, Grandis tạo nên một làn sóng mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá cao khiến Mitsubishi Grandis không thành công như mong đợi, dù nhiều chuyên gia đánh giá, Grandis cùng Kia Carnival là hai mẫu đa dụng đúng nghĩa nhất được bán ở Việt Nam.
Bán ít nhất
Tương tự như danh sách 10 xe bán chạy nhất 2006, những mẫu tiêu thụ chậm nhất chỉ được tính cho xe đa dụng, xe 5 chỗ chứ không bao gồm xe thương mại. Ngoài ra, những mẫu mà các hãng đã dừng sản xuất cũng không được chọn như tất cả các sản phẩm của BMW, Mercedes E240, Toyota Zace, Ford Laser.
Thứ nhất, Daewoo Magnus, với 27 xe (giảm 87% so với 2005). Kể từ khi ra mắt năm 2002, tổng số xe Magnus tới tay khách hàng đến thời điểm này mới chỉ là 951 chiếc. Trong 2006, có những thời điểm mẫu xe Magnus 2.5 chỉ bán được 2 chiếc trong vòng 5 tháng, thậm chí cao nhất trong năm là 6 chiếc vào tháng 12.
Thứ hai, Daihatsu Terios, với 44 xe (giảm 66% so vớinăm 2005). Ngay trong năm đầu tiên bán trên thị trường vào 2003, Terios cũng chỉ đạt con số 200 xe so với mục tiêu 300 chiếc. Hai năm tiếp theo, lượng Terios tiêu thụ tiếp tục giảm và chỉ còn 131 xe vào 2005.
Thứ ba, Fiat Doblo, với 61 xe (tăng 30% so với năm 2005). Xuất hiện trên thị trường từ 2003, nhưng Doblo và hầu hết các sản phẩm khác của Fiat đều không mấy thành công tại Việt Nam. Tổng số xe Doblo bán ra hiện nay chỉ là 456 chiếc.
Thứ tư, Ssangyong Musso, với 69 xe. Mặc dù đã giảm 5.000 USD giá Musso hồi cuối tháng 10/2006, doanh số của Ssangyong Musso vẫn ở mức dưới 10 xe/tháng và hết năm 2006, Musso chỉ đạt 69 xe. Tuy nhiên, 2006 vẫn là năm “khấm khá” cho Ssangyong Musso vì bán được nhiều hơn 3 chiếc so với năm 2005.
Thứ năm, Kia Spectra, với 71 xe (giảm 87% so với năm 2005). Cùng với sự suy giảm của dòng xe 5 chỗ, doanh số của Spectra xuống dốc dần sau khi lên cực đại 903 chiếc vào 2004.
* Với câu hỏi "Trong năm nay, nếu mua ôtô riêng, bạn sẽ lựa chọn xe của hãng nào?", kết quả bình chọn trên VnEconomy (tính đến 9h sáng nay, 16/1) cho thấy Toyota đứng đầu, với 37,1% số người lựa chọn trên tổng số 2386 phiếu. Xếp sau đó là Honda (16.4%), Mercedes-Benz (15.3%), Ford (8.2%), GM-Daewoo (4.9%), Mitsubishi (4.5%), Mazda (2.9%), Kia (2.3%), Hyundai Motor (2.2%), các hãng khác (6%).
Thống kê này dựa trên báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất lắp ráp ôtô Việt Nam (VAMA), không bao gồm dòng xe thương mại và chỉ tính những mẫu 5 chỗ hoặc đa dụng.
Bán chạy nhất
Đứng đầu danh sách là Toyota Innova, gồm 2 phiên bản Innova G và Innova J, với hơn 9.934 xe bán ra (trong 12 tháng sau khi ra mắt từ tháng 1/2006). Với thiết kế hiện đại, bắt mắt, nhưng đắt hơn Zace không đáng kể, Innova tạo nên một làn sóng sắm xe đa dụng với doanh số thấp nhất cũng ở mức trên 500 xe mỗi tháng.
Thứ hai, xe Ford Everest, gồm hai phiên bản một cầu (4x2) và hai cầu (4x4) - mẫu xe đa dụng đầu tiên của Ford tại Việt Nam. Nhưng người tiêu dùng chỉ thích loại 4x2, với doanh số gấp gần 8 lần loại 4x4, với 1.672 xe.
Ra mắt vào giữa tháng 6/2005, Everest tạo nên một cơn sốt với hơn 1.000 đơn đặt hàng dù chưa chính thức xuất xưởng. Kết thúc năm 2005 với doanh số 1.943 xe chỉ trong 6 tháng sau khi ra mắt (tốc độ tiêu thụ Everest chậm dần trong 2006 do sự xuất hiện của Toyota Innova).
Thứ ba, Toyota Vios - xe sedan thấp cấp nhất của Toyota Việt Nam, với 1.580 xe. Ra mắt vào tháng 8/2003, Vios được kỳ vọng sẽ tạo nên trào lưu ôtô giá rẻ. Tuy nhiên, cuối cùng chiếc xe đã không thành công như mong đợi, dù vẫn là một trong những chiếc sedan bán chạy nhất. Doanh số năm 2006 của Vios giảm 27% so với 2005.
Thứ tư là Mitsubishi với Jolie bán được 1.372 xe. Ra mắt từ trước năm 2000 nhưng đến 2004, Jolie mới đạt kỷ lục về doanh số là 3.182 xe rồi đột ngột hạ xuống 1.578 chiếc vào 2005 và năm nay là 1.372.
Thứ năm, Honda Civic, với 1.110 xe Civic. Kể từ sau khi ra mắt (8/2006), Civic vẫn tiếp tục giữ doanh số trên 200 xe/tháng - đứng đầu phân khúc xe sedan. Và sau hơn 4 tháng ra mắt, Civic đạt doanh số 1.110 xe, chiếm 15% tổng lượng xe 5 chỗ bán ra trong năm.
Thứ sáu, Toyota Corolla Altis, với 950 xe (giảm 18% so với 2005). Ra đời cách đây tròn 40 năm tại Nhật Bản, cho tới nay Toyota toàn cầu đã bán được hơn 30 triệu xe Corolla - chiếc sedan hạng nhỏ cao cấp bán chạy nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới.
Thứ bẩy, Daewoo Matiz với 940 xe (giảm tới 55% so với 2005). Tháng có doanh số cao nhất của Matiz chỉ đạt 113 xe, còn lại đa số ở dưới 100 chiếc.
Thứ tám, Toyota Camry 2.4, với 569 xe (giảm gần 50% so với 2005). Trong 4 năm 2002-2005, Camry 2.4 luôn đạt doanh số hàng năm trên 1.000 xe và là một trong số mẫu sedan có giá trên 50.000 USD (tính theo giá 2006) bán chạy nhất.
Thứ chín, Mitsubishi Pajero, với 316 xe. Nó vượt qua tất cả những chiếc 5 chỗ mới trình làng trong năm qua như Ford Focus, Suzuki APV, và những mẫu quen thuộc như Mondeo, Vitara...
Thứ mười, Mitsubishi Grandis, với 285 xe. Mang tính đột phá và thiết kế xe đa dụng, Grandis tạo nên một làn sóng mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá cao khiến Mitsubishi Grandis không thành công như mong đợi, dù nhiều chuyên gia đánh giá, Grandis cùng Kia Carnival là hai mẫu đa dụng đúng nghĩa nhất được bán ở Việt Nam.
Bán ít nhất
Tương tự như danh sách 10 xe bán chạy nhất 2006, những mẫu tiêu thụ chậm nhất chỉ được tính cho xe đa dụng, xe 5 chỗ chứ không bao gồm xe thương mại. Ngoài ra, những mẫu mà các hãng đã dừng sản xuất cũng không được chọn như tất cả các sản phẩm của BMW, Mercedes E240, Toyota Zace, Ford Laser.
Thứ nhất, Daewoo Magnus, với 27 xe (giảm 87% so với 2005). Kể từ khi ra mắt năm 2002, tổng số xe Magnus tới tay khách hàng đến thời điểm này mới chỉ là 951 chiếc. Trong 2006, có những thời điểm mẫu xe Magnus 2.5 chỉ bán được 2 chiếc trong vòng 5 tháng, thậm chí cao nhất trong năm là 6 chiếc vào tháng 12.
Thứ hai, Daihatsu Terios, với 44 xe (giảm 66% so vớinăm 2005). Ngay trong năm đầu tiên bán trên thị trường vào 2003, Terios cũng chỉ đạt con số 200 xe so với mục tiêu 300 chiếc. Hai năm tiếp theo, lượng Terios tiêu thụ tiếp tục giảm và chỉ còn 131 xe vào 2005.
Thứ ba, Fiat Doblo, với 61 xe (tăng 30% so với năm 2005). Xuất hiện trên thị trường từ 2003, nhưng Doblo và hầu hết các sản phẩm khác của Fiat đều không mấy thành công tại Việt Nam. Tổng số xe Doblo bán ra hiện nay chỉ là 456 chiếc.
Thứ tư, Ssangyong Musso, với 69 xe. Mặc dù đã giảm 5.000 USD giá Musso hồi cuối tháng 10/2006, doanh số của Ssangyong Musso vẫn ở mức dưới 10 xe/tháng và hết năm 2006, Musso chỉ đạt 69 xe. Tuy nhiên, 2006 vẫn là năm “khấm khá” cho Ssangyong Musso vì bán được nhiều hơn 3 chiếc so với năm 2005.
Thứ năm, Kia Spectra, với 71 xe (giảm 87% so với năm 2005). Cùng với sự suy giảm của dòng xe 5 chỗ, doanh số của Spectra xuống dốc dần sau khi lên cực đại 903 chiếc vào 2004.
* Với câu hỏi "Trong năm nay, nếu mua ôtô riêng, bạn sẽ lựa chọn xe của hãng nào?", kết quả bình chọn trên VnEconomy (tính đến 9h sáng nay, 16/1) cho thấy Toyota đứng đầu, với 37,1% số người lựa chọn trên tổng số 2386 phiếu. Xếp sau đó là Honda (16.4%), Mercedes-Benz (15.3%), Ford (8.2%), GM-Daewoo (4.9%), Mitsubishi (4.5%), Mazda (2.9%), Kia (2.3%), Hyundai Motor (2.2%), các hãng khác (6%).