Xe con sẽ phải dán nhãn tiêu thụ nhiên liệu?

An Nhi
Nhiều khả năng các loại xe chở người từ 7 chỗ ngồi trở xuống lưu hành tại Việt Nam sẽ buộc phải dán nhãn năng lượng kể từ 1/1/2015
Nhãn năng lượng sẽ được dán bên cạnh vị trí của nhãn chứng nhận đăng kiểm và chứng nhận phí sử dụng đường bộ hiện nay.
Nhãn năng lượng sẽ được dán bên cạnh vị trí của nhãn chứng nhận đăng kiểm và chứng nhận phí sử dụng đường bộ hiện nay.
Nhiều khả năng các loại xe chở người từ 7 chỗ ngồi trở xuống lưu hành tại Việt Nam sẽ buộc phải dán nhãn năng lượng kể từ 1/1/2015.

Riêng các loại xe sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, xe tạm nhập tái xuất, xe đã qua sử dụng, xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, dầu diesel, khí hoá lỏng (LPG) và khí nén thiên nhiên (CNG) sẽ không phải dán nhãn năng lượng.

Theo giải nghĩa của dự thảo thông tư về kiểm tra, chứng nhận và dán nhãn năng lượng đang được Bộ Giao thông Vận tải xây dựng, nhãn năng lượng là “nhãn thể hiện các nội dung liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu của một kiểu loại xe đã được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra và chứng nhận”.

Quy định tại dự thảo cho biết, loại nhãn này sẽ được dán ngay trên kính phía trong xe tại vị trí dễ quan sát từ bên ngoài xe. Có thể hiểu, đây sẽ là vị trí bên cạnh nhãn chứng nhận đăng kiểm và chứng nhận phí sử dụng đường bộ hiện nay. Nhãn năng lượng ít nhất phải duy trì trên xe trước khi được bán.

Chi tiết quan trọng nhất thể hiện trên nhãn năng lượng là mức tiêu thụ nhiên liệu của từng kiểu loại xe. Bản dự thảo cho biết, mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ là giá trị khai báo của cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu nếu kết quả thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm chuyên ngành không lớn hơn 4% so với giá trị khai báo. Trường hợp kết quả thử nghiệm cao hơn 4% so với giá trị khai báo thì mức tiêu thụ nhiên liệu sử dụng trên nhãn sẽ là mức theo kết quả thử nghiệm của đơn vị thử nghiệm chuyên ngành.

Dự thảo cũng quy định rõ, các kiểu loại xe hoặc lô xe sau khi được kiểm tra chứng nhận sẽ được cơ quan quản lý chất lượng, cụ thể là Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp số lượng phôi tương ứng để cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu dán lên xe trước khi bán hàng.

Tuy vậy, bản dự thảo hiện chưa đưa ra mức phí dự kiến áp dụng cho hoạt động cấp nhãn năng lượng.

Như vậy, nếu các quy định tại dự thảo này được áp dụng, những chiếc xe chở người từ 7 chỗ ngồi trở xuống (loại mới) sẽ có thêm một loại nhãn nữa dán lên kính xe.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.