Xe nhập chia đôi ngả

Hàn Ngọc Đức Thọ
Dường như thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam đang phân chia làm 2 ngả khá rõ rệt với những đặc thù riêng
Thị trường ôtô nhập khẩu đang dần được định hình rõ rệt - Ảnh: Đức Thọ.
Thị trường ôtô nhập khẩu đang dần được định hình rõ rệt - Ảnh: Đức Thọ.
Trong khi những mẫu xe sang và siêu sang đang gây ồn ào trên thị trường ôtô nhập khẩu thì ở phần còn lại, những mẫu xe hạng nhỏ cũng đang tạo nên sức nóng không kém.

Vì vậy, dường như thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam đang phân chia làm 2 ngả khá rõ rệt với những đặc thù riêng.

Một bên là những chiếc xe sang trọng hay thậm chí là siêu xe - những khối tài sản khổng lồ, một bên là những chiếc xe nhỏ nhắn được sử dụng làm phương tiện đi lại bình thường hoặc phương tiện làm ăn.

Chỉ còn một phần nhỏ là phân khúc xe hạng trung đang bị bỏ lại phía sau với số lượng nhập khẩu ít hơn, thị trường cũng ít ồn ã hơn.

Xe nhỏ đắt khách

Một trong những yếu tố quan trọng khiến phân khúc xe hạng trung phải “nhường sân” cho các loại xe hạng nhỏ là do chúng có đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ là các nhà sản xuất ôtô trong nước thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA).

Một nguyên nhân khác là các dòng xe hạng nhỏ đã nhắm trúng tâm lý của đa phần người dân Việt Nam. Đó là chvới một khoản tiền tương đối (khoảng trên dưới 20.000 USD), họ vẫn có thể sở hữu một chiếc xe đầy đủ những tính năng cơ bản, một phương tiện đi lại an toàn và tiện nghi hơn xe máy, một phương tiện phục vụ cho công việc phù hợp, một phương tiện kinh doanh hiệu quả…

Bởi vậy, ngay từ khi những chiếc xe hạng nhỏ được nhập khẩu và tung ra thị trường thông qua các nhà phân phối chính thức như Công ty Cổ phần Ôtô Hyundai Việt Nam (HMV) hay Công ty Ôtô Trường Hải..., thị trường xe nhập khẩu đã trở nên nóng bỏng. Và kể từ đó đến nay, hầu hết các mẫu xe nhỏ nhập khẩu đều hút khách, thậm chí cháy hàng.

Điển hình nhất chính là “chú bé” Hyundai Getz với trung bình trên 30 chiếc được HMV bán ra mỗi tháng, chưa kể mẫu xe này cũng được nhập khẩu và phân phối thông qua một số doanh nghiệp khác trên cả nước.

Hoặc như chiếc Kia Morning do Trường Hải phân phối. Với mức giá 15.000 – 17.000 USD/chiếc, Trường Hải bán ra thị trường trung bình trên 40 chiếc/tháng. Trong khi nhu cầu vẫn lớn và tiếp tục tăng lên, Trường Hải cũng đã quyết định đầu tư 220 tỉ đồng cho nhà máy lắp ráp ôtô Kia tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Dự kiến đến tháng 1/2008 nhà máy sẽ đưa ra thị trường khoảng 150 xe/tháng với mức giá dự kiến sẽ thấp hơn xe nhập khẩu khoảng 10% do tiết kiệm được một số chi phí quan trọng.

Ngoài ra, hàng loạt các mẫu xe nhỏ khác cũng đã góp phần tạo nên sức nóng trên thị trường xe nhập khẩu như Kia Picanto, Rio, Optima, Toyota Yaris, Daihatsu Charade, Smart…

Theo thống kê chưa đầy đủ được tập hợp từ các chi cục hải quan, các doanh nghiệp nhập khẩu, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 2.000 chiếc xe hạng nhỏ được nhập khẩu và bán ra thị trường. Đối với một thị trường ôtô Việt Nam chỉ đạt trung bình khoảng trên 40.000 xe/năm thì sự đóng góp này của phân khúc xe hạng nhỏ nhập khẩu quả là không nhỏ.

Không chỉ để ngắm

Nếu như một năm trước đây, chỉ cần một chiếc BMW series 7 hùng dũng lướt trên đường phố đã đủ khiến hàng trăm con mắt đổ dồn vào, thì nay đó dường như đã là chuyện bình thường. Người đi đường cũng chỉ nghĩ đơn giản, họ có tiền thì họ mua, có tiền thì hưởng thụ.

Chính sự thay đổi này cũng là một sự “cởi trói” cho việc sử dụng xe của các vị chủ nhân. Khi không còn bị “soi”, họ có thể thường xuyên lướt chiếc xe đắt tiền trên đường một cách bình yên hơn. Vậy là chiếc xe đã không còn là vật thể để ngắm như trước đây nữa mà nó đã được trở về nguyên nghĩa của nó là một chiếc xe, cho dù những con đường vẫn chưa thật sự phù hợp với chúng.

Những khối tài sản khổng lồ và bóng bẩy như BMW series 7, Mercedes-Benz S-Class, Lexus, Acura… đã không còn là những "cái đinh" thu hút nhiều sự chú ý nữa. Nhưng sự tò mò của công chúng nay đang chuyển dần sang những đối tượng khác. Đó là những chiếc xe siêu sang và siêu xe.

Bắt đầu từ chiếc Maybach 62, rồi đến Bently, Aston Martin, Infiniti, Lamborghini, Ferrari, Rolls Royce hay mới đây nhất là chiếc siêu xe R8 của Audi. Thậm chí một trong những thương hiệu siêu xe hàng đầu thế giới là Porsche cũng đã mở hẳn một đại lý phân phối chuyên nghiệp tại Tp.HCM với đầy đủ các dịch vụ chăm sóc như tại các cường quốc xe hơi khác.

Vậy là đến nay ở Việt Nam đã có gần như đầy đủ những thương hiệu xe siêu sang và siêu xe trên thế giới, ngoại trừ những thương hiệu đến từ các quốc gia có đặc điểm giao thông và luật giao thông đường bộ khác Việt Nam, bởi chỉ việc chuyển đổi tay lái cho phù hợp thôi đã là chuyện không thể nghĩ tới.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.